Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu lam sơn (Trang 32 - 34)

nắm được phần nào thực trạng kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi, những ưu điểm và một số vấn đề tồn tại cần đi sâu vào phân tích từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và hoàn thiện.

3.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

3.3.1. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Lam Sơn nhập khẩu Lam Sơn

Chính sách kế toán áp dụng: Hiện nay Công ty CP SXKD và XNK Lam Sơn đã đăng kí và sử dụng thống nhất chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 Bộ tài chính.

Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của công ty là đồng Việt Nam.

Phương pháp tính giá hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Hạch toán chi phí sản xuất: theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. Hình thức kế toán: hình thức sổ nhật ký chung.

Các phương thức bán hàng:

Công ty áp dụng 2 phương thức bán hàng chủ yếu: bán đại lý và bán buôn

Bán đại lý: Đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, công ty có hợp tác kinh doanh với một số đại lý chuyên phân phối mặt hàng này như: đại lý Tuyết Nga, đại lý thức ăn

chăn nuôi Huy Hoàng...Đây là những đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng. Các đại lý này đều là các đối tác lâu dài và có uy tín với công ty.

Việc gửi hàng đại lý được thỏa thuận trên hợp đồng gửi hàng đại lý do một bên là đại diện công ty và một bên là đại diện của đại lý ký kết. Hợp đồng đại lý bao gồm: các thông tin về bên giao đại lý và bên nhận đại lý, các điều khoản liên quan như: điều khoản về hàng hóa, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán, tỷ lệ hoa hồng bên nhận đại lý được hưởng, giá cả...

Sau khi ký kết hợp đồng gửi hàng đại lý, kế toán viết phiếu xuất kho gửi hàng đại lý, phiếu xuất kho được viết 3 liên, thủ kho căn cứ vào số lượng ghi trong phiếu xuất kho để tiến hành xuất hàng cho bên nhận đại lý.

Khi tiêu thụ được hàng gửi bán đại lý, bên nhận đại lý lập bảng kê hóa đơn bán ra của số hàng tiêu thụ và hóa đơn giá trị gia tăng về số hoa hồng được hưởng gửi cho công ty, bên nhận đại lý sẽ được hưởng một khoản hoa hồng với tỉ lệ phần trăm là 2% như đã quy định trong hợp đồng đại lý. Khoản hoa hồng này đã được hai bên thỏa thuận là khấu trừ ngay vào tổng giá thanh toán mà bên nhận đại lý phải thanh toán cho công ty.

Bán buôn: Là một phương thức không thể thiếu chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình tiêu thụ hàng hoá tại công ty. Doanh thu thu được từ việc cung ứng mặt hàng thức ăn chăn nuôi ra thị trường chủ yếu là các giao dịch bán buôn. Khách hàng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty chủ yếu là các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình, ngoài ra còn có các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Chính vì thế lượng hàng tiêu thụ một lần đều lớn, hàng hóa tránh được bị tồn đọng.

Các phương thức thanh toán:

Khách hàng mua thức ăn chăn nuôi của công ty sẽ được áp dụng hai phương thức thanh toán: thanh toán trực tiếp và thanh toán chậm trả.

Phương thức thanh toán trực tiếp:

Theo phương thức này, các khách hàng của công ty có thể thanh toán ngay sau khi khách hàng nắm giữ quyền sở hữu về hàng hóa. Khi khách hàng nhận được hàng

hóa sẽ thanh toán ngay tiền hàng cho công ty. Khách hàng có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.

Phương thức thanh toán chậm trả:

Theo phương thức này, nếu khách hàng không có khả năng thanh toán ngay toàn bộ số tiền hàng thì có thể thanh toán một phần, phần còn lại sẽ trả dần vào những lần sau.

Việc áp dụng linh hoạt hai hình thức thanh toán này đã giúp công ty có nhiều bạn hàng trung thành và giữ được mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh với họ.

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu lam sơn (Trang 32 - 34)