Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BÌNH MINH (Trang 52 - 57)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn trong môi trường kinh doanh tác động tới công ty. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn từ sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trên sân nhà, gạch ốp lát mang thương hiệu Việt

43

Nam đang bị lấn lướt bởi các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Có khá ít các công ty trong ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, ngay cả những doanh nghiệp lớn trong ngành cũng chỉ thu được một tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn.

Tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng Bình Minh có khá nhiều các đối thủ cạnh tranh như gạch men Viglacera, gạch Đồng Tâm, gạch PiSenZa, gạch Việt Minh…cộng với các sản phẩm ngoại nhập làm cho môi trường cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt. Thêm vào đó là tình hình lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sự trượt giá của đồng tiền trong nước cùng với lũ lụt, thiên tai đẩy chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí thuê nhân công và các chi phí khác lên cao khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm dần qua các năm Năm 2011 doanh thu giảm từ 150.199,17 triệu xuống còn 130.299,46 năm 2012 tiếp tục giảm mạnh xuống 96.198,09 triệu đồng. Trong khi đó Công ty thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, không có chiến lược khuyến khích khách hàng tiêu dùng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường, làm giảm số lượng hàng bán ra

Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty còn kém và thậm chí là giảm dần qua các năm nhưng vẫn ở mức cao hơn so với công ty cùng ngành là Công ty gạch ốp lát Việt Minh. Nhìn tổng thể qua các năm thì hiệu suất sử dụng tài sản là một chỉ số nhỏ hơn 1 và đây là dấu hiệu không tốt, Công ty đã không sử dụng tài sản một cách hợp lý và hiệu quả. Cụ thể năm 2010 thì mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 0,88 đồng doanh thu, Nhưng đến năm 2012 thì mỗi đồng tài sản đưa vào đầu tư chỉ tạo ra 0,70 đồng, chứng tỏ Công ty chưa thực sự chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời qua các năm đều nhỏ hơn 1và hệ số này giảm dần qua các năm. Năm 2011 giảm từ 0,75 lần xuống 0,65 lần và năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống còn 0,64 lần. Do tài sản ngắn hạn ngoài hàng tồn kho giảm với tốc độ nhanh hơn độ giảm của nợ ngắn hạn.cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của Công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, chứng tỏ tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của Công ty không đủ để đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy, có thể thấy tình hình thanh khoản của Công ty không tốt trong cả 3 năm và đặc biệt là năm 2012. Khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty không tốt, tài chính kém ổn

44

định, cho thấy khả năng đáp ứng cho việc thanh toán các khoản nợ bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là cực kỳ kém.

Vòng quay tài sản, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho của công ty đều giảm. Hàng tồn kho có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình trạng tồn kho ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng có hiệu quả. Về vòng quay các khoản phải thu, năm 2012 mặc dù lượng hàng tiêu thụ được vẫn giảm nhưng các khoản phải thu lại tăng chứng tỏ chính sách quản lý các khoản phải thu của Công ty năm 2012 là kém dẫn đến giảm trầm trọng số vòng quay các khoản phải thu vào năm 2012. Công ty cần có chiến lược quản lý các khoản phải thu một cách hợp lý hơn, có thể Công ty cần nới lỏng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu, góp phần làm tăng vòng quay các khoản phải thu nhưng khi thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng thì Công ty cũng nên có chiến lược hợp lý để quản lý tốt các khoản phải thu để vừa kích thích đối tác trả tiền nhanh vừa hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn để tránh tình trạng nợ khó đòi xảy ra.

Thời gian luân chyển tài sản ngắn hạn, thời gian thu tiền trung bình, thời gian luân chuyển kho trung bình của công ty tăng cao đặc biệt vào năm 2012 đã làm số vòng quay TSNH, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm trầm trọng sẽ làm thời gian luân chuyển TSNH,. Kết quả này phản ánh lượng tài sản ngắn hạn, hàng lưu kho, các khoản phải thu bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất và lưu thông, Công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển các khoản trên từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động để đảm bảo được một chỗ dựa vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Trình độ nguồn nhân lực còn yếu. Nếu một DN chỉ có cán bộ lãnh đạo

tốt thì chưa đủ mà quan trọng hơn là DN phải có một đội ngũ người lao động tốt, đủ sức thực hiện các kế hoạch đề ra. Sở dĩ như vậy là vì chính người lao động mới là người thực hiện các kế hoạch đề ra, là người quyết định vào sự thành công hay thất bại của kế hoạch đó. Nếu người lao động có trình độ tay nghề cao, có ý thức kỉ luật, gắn bó hết mình vào sự phát triển của DN thì chắc chắn hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN sẽ cao và thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

45

Thứ hai, Năng lực quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn ở mức thấp.

Do trình độ quản lý còn thấp, hạn chế về chuyên môn quản lý tài chính, trình độ sử dụng, vận hành máy móc trang thiết bị cũng còn kém. Khiến cho việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại còn chậm. Thêm vào đó, còn tồn tại những cán bộ có thái độ chưa nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản, cố ý làm sai.

Thứ ba, việc quản lý công nợ còn chưa chặt chẽ là do nhiều nguyên nhân, trong

đó có nguyên nhân Công ty chưa có biện pháp thu hồi nợ thích đáng như nhắc nợ khách hàng, đối chiếu công nợ thường xuyên, định kì. Mặt khác khi theo dõi các khoản công nợ Công ty chưa có sự phối hợp đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận tài chính kế toán, dẫn đến số liệu hạch toán không thống nhất, không chính xác, không phản ánh được thực tế càng làm hoạt động thu hồi nợ chậm chạp hơn.

Thứ tư, do đặc điểm của Công ty là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh

vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cụ chủ yếu là gạch ốp lát, hàng hoá lại có đặc điểm yêu cầu về chất lượng đứng hàng đầu, đòi hỏi nhiều nguyên phụ liệu, nên hàng tồn kho của Công ty rất đa dạng, lớn về số lượng. Do đó, Công ty không thể tránh khỏi những khó khăn trong quản lý hàng tồn kho. Mặt khác Công ty cũng chưa có định mức dự trữ và tiêu hao nguyên nhiên vật liệu nên quản lý hàng tồn kho chưa được khoa học, còn lỏng lẻo.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những

ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng hoảng nên đã tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành xây dựng. Ở nguồn vốn nhà nước, để phục vụ cho tốc độ phát triển của đất nước, trong điều kiện hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn đang rất yếu kém; để chuẩn bị cho các năm sắp tới, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, Chính phủ sẽ trình Quốc hội để duy trì và tăng vốn đầu tư với khả năng cao nhất cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (thông qua các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn vay, có hỗ trợ lãi suất, phát hành trái phiếu…).

Thứ hai, về nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong điều kiện thị trường

tiêu thụ giảm sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc triển khai các dự án, công trình và xây dựng mới sẽ bị ảnh hưởng, nguồn vốn đầu tư xây cho công trình xây dựng đã bị

46

giảm sút. Còn với ngành vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, đặc biệt với các loại vật liệu xây dựng đã đầu tư, đang đầu tư sản xuất có sản lượng cao, cung vượt cầu như xi măng, gạch lát, thép… trong điều kiện thị trường trong nước gặp khó khăn, xuất khẩu bị ảnh hưởng do sự giảm sút đầu tư của thị trường trong và ngoài nước.

Thứ ba, trong điều kiện hội nhập WTO, ngành xây dựng sẽ bị trực tiếp ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh với vật liệu nhập khẩu (thép, gạch lát, kính…); với lực lượng nhập khẩu (cả nhân lực quản lý, công nhân xây dựng), nhất là ở các dự án đấu thầu quốc tế, tổng thầu EPC.

Thứ tư, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan mới

đây, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, từ năm 2011 đến nay, do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng nói riêng. Đặc biệt, do chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai,… đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng 5 tháng đầu năm 2012 giảm đáng kể. Cùng với đó, những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, lãi suất ngân hàng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí tài chính lên đến 20 - 30%, vốn lưu động thiếu đã làm cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho khối lượng lớn, kinh doanh thua lỗ; nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản.

Đối với ngành gốm sứ xây dựng, tồn kho đầu năm 2012 đã tăng lên, nếu tính cả lượng tồn kho lũy kế tại các đơn vị sản xuất và cả tồn kho từ các đại lý chưa bán hàng tới người tiêu dùng thì lượng tồn đã tăng lên tới 20% (Hiện tại hàng hóa tồn kho khoảng trên 40 triệu m2 gạch ốp lát và trên 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, tương đương khoảng trên 3.000 tỷ đồng). Sản xuất vật liệu xây không nung cũng không nằm ngoài xu thế đó khi những tháng đầu năm 2012, việc tiêu thụ vật liệu này, đặc biệt là loại vật liệu xây không nung nhẹ vẫn gặp nhiều khó khăn. Các dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ mới chỉ được khai thác với một tỷ lệ rất thấp, hầu hết sản lượng sản xuất chỉ đạt 20 - 30% công suất. Việc tiêu thụ vật liệu xây không nung nhẹ còn rất hạn chế, chỉ tiêu thụ được 50 - 60% sản lượng. Một số doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm đã phải dừng sản xuất. Riêng ngành sản xuất thủy tinh xây dựng, đá ốp lát phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, hàng tồn kho lớn, tiêu thụ chậm, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất.

47

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BÌNH MINH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BÌNH MINH (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)