Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2010-2012
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2011 so với 2010 2012 so với 2011
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu BH và CCDV 150.199,17 130.299,46 96.198,09 (19.899,71) (13,25) (34.101,37) (26,17)
2 Các khoản giảm trừ - - - - - - -
3 DTT về BH và CCDV 150.199,17 130.299,46 96.198,09 (19.899,71) (13,25) (34.101,37) (26,17)
4 GVHB 141.115,11 124.376,58 84.235,98 (16.738,53) (11,86) (40.140,60) (32,27)
5 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 9.084,05 5.922,88 11.962,11 (3.161,18) (34,80) 6.039,23 101,96
6 Doanh thu hoạt động tài chính 135,89 517,12 279,36 381,23 280,54 (237,76) (45,98)
7 Chi phí tài chính 3.200,69 2.801,84 2.431,36 (398,85) (12,46) (370,48) (13,22)
Trong đó: Chi phí lãi vay 3.200,69 2.801,84 2.431,36 (398,85) (12,46) (370,48) (13,22)
8 Chi phí bán hàng - - - - - - -
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.774,15 10.150,11 10.060,72 4.375,95 75,79 (89,39) (0,88)
10 Lợi nhuận thuần HĐKD 245,10 (6.511,95) (250,61) (6.757,05) (2.756,91) 6.261,35 (96,15)
11 Thu nhập khác 381,93 7.625,21 394,69 7.243,28 1.896,48 (7.230,52) (94,82)
12 Chi phí khác 29,66 248,38 - 218,72 737,52 (248,38) (100,00)
13 Lợi nhuận khác 352,28 7.376,83 394,69 7.024,56 1.994,05 (6.982,14) (94,65)
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 597,37 864,88 144,09 267,51 44,78 (720,79) (83,34)
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 149,34 151,35 25,21 2,01 1,35 (126,14) (83,34)
16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 448,03 713,53 118,87 265,50 59,26 (594,66) (83,34)
27
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của Công ty giảm dần qua các năm. Năm 2011 doanh thu giảm từ 150.199,17 triệu xuống còn 130.299,46, giảm tương ứng 13,25% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm mạnh 26,17% xuống 96.198,09 triệu đồng. Nguyên nhân do năm 2011 và 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Kinh tế Việt Nam vì thế cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực của kinh tế thế giới. Ngành bất động sản – xây dựng trầm lắng, Công ty cổ phần xây dựng Bình Minh chuyên sản xuất gạch ốp lát cũng vì thế mà gặp không ít khó khăn, dẫn tới tổng doanh thu giảm sút qua các năm. Trong khi đó Công ty thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, không có chiến lược khuyến khích khách hàng tiêu dùng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường, làm giảm số lượng hàng bán ra. Công ty cần có chiến lược thích hợp để thu hút khách hàng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Trong ba năm, các khoản giảm trừ doanh thu
bằng 0 do trong năm Công ty không có hàng bán bị trả lại và việc giảm giá hàng bán không diễn ra. Điều này chứng tỏ việc quản lý hàng hóa của Công ty tốt qua các năm, hầu hết các sản phẩm được sự chấp nhận của phía khách hàng, đảm bảo đúng yêu cầu do khách hàng đưa ra.
Giá vốn hàng bán: Doanh thu bán hàng giảm kéo theo giá vốn hàng bán giảm
qua các năm. Năm 2011 giảm 19.899,71 triệu đồng so với năm trước, tương ứng 13,25%, năm 2012 giá vốn hàng bán tiếp tục giảm 34.101,37 triệu đồng (26,17%). Do Công ty nói riêng và toàn ngành xây dựng – bất động sản nói chung thực sự gặp khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất xây dựng hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt thấp.
Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2010 doanh thu tài chính là 135,89 triệu
đồng, đến năm 2011 tăng lên đến 517,12 triệu đồng, tăng mạnh 280,54%, nhưng đến năm 2012 lại giảm đột ngột 237,76 triệu đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu đến từ khoản thu nhập từ tiền gửi tại ngân hàng và một phần do khoản chiết khấu thanh toán được hưởng từ các nhà phân phối nguyên liệu đầu vào. Qua đây ta có thể thấy công ty chưa chú trọng nhiều vào hoạt động đầu tư tài chính vì doanh thu đến từ khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
28
Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của Công ty giảm dần qua các năm. Năm 2010 là 3.200,69 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 2.801,84 triệu đồng, và đến năm 2012 tiếp tục giảm 370,48 triệu đồng. Nguyên nhân của việc chi phí tài chính mà cụ thể là lãi vay giảm vì công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ trả lãi ngân hàng hàng năm. Ngoài ra trong năm 2012, công ty có vay dài hạn để mua thêm máy nghiền bi nhưng công ty được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi và giảm nhiều hơn so với năm 2011, nên gánh nặng về chi phí trả lãi cũng ít hơn. Bên cạnh đó thì công ty không áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng khi mua sản phẩm nên chi phí tài chính giảm qua các năm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2011 tăng 75,79% tương đương tăng
4.375,95 triệu đồng so với năm 2010. Bởi Doanh nghiệp đã không tiết kiệm được trong hoạt động sản xuất như các chi phí điện nước, điện thoại, chi phí cho văn phòng phẩm, tiếp khách... Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 0,88% so với năm 2011 do hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn nên kéo theo sự cắt giảm nhân sự, do đó chi phí quản ký doanh nghiệp cũng giảm theo. Riêng chi phí quản lý bán hàng của Công ty bằng 0 trong cả ba năm 2012, 2011 và 2010 do Công ty cổ xây dựng Bình Minh là công ty vừa và nhỏ thì chi phí quản lý, bán hàng được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong năm Công ty có phát sinh chi phí quản lý, bán hàng như: tiếp thị, hoa hồng cho khách hàng,.. tuy nhiên chi phí này phát sinh không lớn, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận kế toán sau thuế: Năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 cụ thể là
tăng khoảng 59,26% tương ứng với một lượng 265,50 triệu đồng. Đây là một mức tăng khá cao với một Công ty tư nhân có quy mô vừa và nhỏ chuyên về sản xuất gạch ốp lát phục vụ các công trình xây dựng trong tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn: Nhà nước đang thắt chặt chi tiêu. Nhưng năm 2012 lợi nhuận sau thuế giảm một cách trầm trọng so với năm 2011 là 83,34% tương đương 594,66 triệu đồng, do nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, năm 2012 khi thị trường trầm lắng sẽ bị thua lỗ. Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây dựng.
29