Để xác định hàm lượng Canxi huyết thanh của người bình thường và đánh giá sự khác biệt theo lứa tuổi, giới tính, chúng tôi tiến hành lấy mẫu theo các nhóm đối tượng sau:
Nhóm 1: Lứa tuổi từ 1 đến 10 tuổi. Nhóm 2: Lứa tuổi từ 11 đến 18. Nhóm 3: Lứa tuổi từ 18 đến 40. Nhóm 4: Lứa tuổi từ 41 đến 59. Nhóm 5: Lứa tuổi từ 60 trở lên.
Các đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên, các cán bộ đang công tác, đang sống và làm việc tại Hà nội. Các đối tượng vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường, không có bất kỳ biểu hiện của bệnh trong quá trình khám sức khỏe. Các đối tượng được lấy mẫu máu tĩnh mạch vào buổi sáng, lúc đói để định lượng Canxi huyết thanh. Tổng số đối tượng là 475 người trong đó có 294 là nam và 181 là nữ.
Lấy mẫu huyết thanh được bảo quản trong tủ lạnh, khi tiến hành phân tích được rã đông tự nhiên, sau đó mẫu được pha loãng với nước cất theo tỷ lệ 1:100 trong đó có nền 0,1% LaCl3. Hàm lượng Canxi trong huyết thanh được xác định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật ngọn lửa. Kết quả phân tích được đưa ra ở bảng 3.14.
Bảng 3.14: Kết qủa phân tích hàm lượng Canxi trong huyết thanh
nhóm đối chứng.
Nhóm Lứa tuổi Giới tính Số mẫu Hàm lƣợng Canxi (mg/l) X ± SD 1 1 - 10 Nam 91 104,4 ± 7,93 Nữ 56 98,9 ± 6,26 2 11 - 18 Nam 58 104,7 ± 7,72 Nữ 35 99,6 ± 5,34 3 18 - 40 Nam 56 106,2 ± 8,31 Nữ 31 101,6 ± 6,27 4 41- 59 Nam 53 108,7 ± 8,38 Nữ 35 102,8 ± 7,31 5 Trên 60 Nam 36 111,5 ± 7,39 Nữ 24 103,7 ± 6,51 6 Tổng Nam 294 107,1 ± 2,89 Nữ 181 101,3 ± 2,05
Kết quả khảo sát của hàm lượng Canxi huyết thanh cho thấy: Giá trị trung bình đối với nam là 107,1 mg/l và độ lệch chuẩn 2,89 mg/l, đối với nữ là 101,3 mg/l và độ lệch chuẩn là 2,05. Hàm lượng Canxi huyết thanh ở nam thấp hơn nữ ở có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và có sự tăng hàm lượng Canxi theo lứa tuổi.
Kết quả phân tích hàm lượng Canxi trong huyết thanh đối với người bình thường cho thấy, hàm lượng Canxi huyết thanh ở nam là 107,1 ± 2,89 cao hơn ở nữ 101,3 ± 2,05 có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của M. Goldberg[31], tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tuổi và giới tính đến hàm lượng của bảy thành phần hóa học trong huyết thanh bao gồm Ca, Mg, Ure, Uric axit, Cholesterol, phosphat và tổng protein trên 519 người khỏe mạnh, các kết quả của tác giả cho thấy có sự khác nhau giữa hàm lượng Canxi ở nam và nữ, hàm lượng Canxi ở nam là 97 ± 7 mg/l và ở nữ là 95 ± 5 mg/l. Sự khác nhau về hàm lượng canxi trong huyết thanh ở nam và nữ cũng đã được nhiều tác giả đề cập, các kết quả nghiên cứu của tác giả Mark A. Goldstein [29] cho thấy có sự tái hấp thu photphat ở nữ trong giai đoạn tuổi từ 35 cho đến 84 dẫn đến hàm lượng photphat ở nữ cao sau giai đoạn mãn kinh, trong khi đó hàm lượng photphat ở nam lại giảm dần từ giai đoạn trưởng thành cho đến 84 tuổi. Sự tăng hàm lượng photphat trong huyết thanh dẫn đến hàm lượng Canxi trong máu giảm.
Một kết quả nghiên cứu khác của tác giả Arnold J Felsemfeld[15] về photpho và quy luật của Canxi huyết tương trong chứng tăng tuyến cận giáp cho thấy, hàm lượng photphat trong huyết tương tỷ lệ nghịch với khả năng giải phóng Canxi từ xương dẫn đến khi hàm lượng Canxi trong máu thấp thì khả năng giải phóng canxi từ xương không đáp ứng được. Trong khi hàm lượng photphat ở nữ cao hơn ở nam dẫn đến hàm lượng Canxi trong huyết tương của nam cao hơn nữ.
Các kết quả nghiên cứu khác về khả năng hấp thu Canxi cho thấy phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh sẽ thiếu hụt nội tiết tố estogen nên chức năng điều hòa hấp thu Canxi bị suy giảm. Sự thiếu hụt estogen và sự giảm hocmon cận giáp trạng còn làm tăng quá trình bài tiết Canxi qua đường nước tiểu và làm suy giảm hoạt động của men 25- OH, vitamin D1 anpha hydroxylase dẫn tới giảm sự hấp thu Canxi ở ruột trong khi đó hiện tượng này không xảy ra đối với nam giới.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân còi xƣơng
Để tìm hiểu mối liên hệ giữa hàm lượng Canxi với bệnh còi xương chúng tôi nghiên cứu trên 102 bệnh nhân trong đó số bệnh nhân nam là 65 và số bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhân nữ là 37. Độ tuổi đối với bệnh nhân nam và nữ đều nằm trong khoảng từ 1 đến 10 tuổi. Các kết quả phân tích hàm lượng Canxi trong huyết thanh được đưa ra ở các bảng sau:
Bảng 3.15: Kết qủa phân tích hàm lượng Canxi trong huyết thanh
nhóm bệnh còi xương.
Độ tuổi Đối tƣợng Giới tính Số mẫu Hàm lƣợng Ca (mg/l) X ± SD Từ 1 đến 10 Nhóm bệnh Nam 65 79,4 ± 3,17 Nữ 37 76,5 ± 4,26 Nhóm đối chứng Nam 91 104,4 ± 7,93 Nữ 56 98,9 ± 6,26
Kết quả phân tích hàm lượng Canxi trên các bệnh nhân còi xương ở bảng 3.15 cho thấy, hàm lượng canxi trong huyết thanh của nhóm bệnh bao gồm cả nam và nữ đều thấp hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Hàm lượng Canxi trong huyết thanh của nhóm bệnh nhân nam còi xương là 79,4 mg/l đều thấp hơn so với nhóm đối chứng là 104,4 mg/l. Trong nhóm bệnh nhân nữ hàm lượng Canxi là 76,5 mg/l thấp hơn so với nhóm đối chứng là 98,9 mg/l.
Hàm lượng Canxi trong nhóm bệnh nhân còi xương thấp hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đây là kết quả rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh còi xương từ đó có cơ sở bổ sung dinh dưỡng và điều trị bệnh cho trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Từ các kết quả đề tài “ Nghiên cứu xác định hàm lượng Canxi trong huyết thanh phục vụ chẩn đoán bệnh còi xương ở trẻ em ” thu được, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Đã xây dựng được quy trình phân tích chính xác hàm lượng Canxi trong huyết
thanh bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, phương pháp có độ nhạy, độ chọn lọc, độ lặp lại, độ chính xác cao.
2. Bước đầu đã thiết lập được mối liên hệ giữa hàm lượng Canxi trong huyết
thanh trẻ em và bệnh còi xương.
Hàm lượng Canxi trong huyết thanh người bình thường tuổi từ 1 đến trên 60 tuổi đối với nam là 107,1 2,89 mg/l và đối với nữ là 101,3 2,05 mg/l. Hàm lượng Canxi ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Hàm lượng Canxi trong huyết thanh trẻ bị bệnh còi xương tuổi từ 1 đến 10 tuổi , đối với nam là 79,4 ± 3,17 mg/l cao hơn ở nữ là 76,5 ± 4,26 mg/l có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Hàm lượng Canxi trong nhóm bệnh nhân còi xương thấp hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đây là kết quả rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh còi xương từ đó có hướng điều trị và bổ sung dinh dưỡng hợp lí cho trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KIẾN NGHỊ
1. Mặc dù đã tìm thấy mối liên hệ giữa hàm lượng Canxi trong huyết thanh và
bệnh còi xương ở trẻ em song hiện tượng thiếu hụt Canxi còn xảy ra với những người bình thường khỏe mạnh không bị bệnh. Do đó có thể còn nhiều yếu tố khác liên quan như số lượng mẫu chưa đủ lớn, chế độ dinh dưỡng của các bệnh nhân khác nhau, thời gian mắc bệnh không cùng thời điểm, giai đoạn của bệnh khác nhau... Do vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá và xây dựng chỉ số sinh hóa về Canxi trong chẩn đoán bệnh còi xương.
2. Hiện tượng hạ Canxi huyết thanh còn có mối liên quan mật thiết đến một số
bệnh khác như loãng xương, thoái hóa đốt sống,... ở trẻ em như viêm phổi, hen phế quản, thần kinh... do đó cần có những nghiên cứu tiếp theo về các vấn đề liên quan này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng việt
1. Vũ Đức Lợi, (2008). Nghiên cứu xác định một số dạng thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường. Luận án tiến sĩ hóa học, viện hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2. Vũ Đức Lợi, Nguyễn Gia Bình (2010). “Nghiên cứu hàm lượng canxi, magie, kẽm trên bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim“,Tạp chí Y học Việt Nam, tập 372(2), trang 168-173, 2010.
3. Phạm Luận, (1999), Tài liệu xử lý mẫu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Phạm Luận, (2000), Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử, NXB- Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
5. Phạm Luận, (2003), Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Phạm Luận, (2005), Ví dụ về điều kiện xác định một số kim loại bằng kĩ thuật phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Phí Thị Phương, (2009), Nghiên cứu xác định hàm lượng Canxi, Magie, Kẽm trong huyết thanh người có tuổi phục vụ chẩn đoán sớm bệnh nhồi máu cơ tim, Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Sơn, Đào Ngọc Diễn, Lê Nam Trà, (1997); Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương dinh dưỡng ở trẻ dưới 3 tuổi. YHTT – Kỷ yếu công trình NCKH Viện BVSKTE.
9. Nguyễn Văn Sơn, (2004), Đánh giá điều trị bệnh còi xương dinh dưỡng bằng Vitamin D liều thấp ở trẻ còi xương. Luận án tiến sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10. Tạ Thị Thảo, (2005) Bài giảng chuyên đề thống kê trong hóa phân tích.
NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
11. Lê Nam Trà(1994), Bệnh còi xương – Bách khoa thư bệnh học - tập 2. Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam.
Tài liệu Tiếng anh
12. Aiken C.G, Sherwood R.A, Lenney W. “Role of plasma phosphate measurements in deticting rickets of prematurity and in monitoring treatment”
Ann – Clin – Biochem 1993, 30, 469 – 475.
13. Amin T. Haj – Hussein, Gary D.Christian(1986) “Multicomponent flow injection analysis using spectrophotometric detection with reagent spectral overlap: Application to determination of calcium and magnesium in blood serum using Eriochrome Black T” Microchemical Journal, Volume 34, Issue 1, August, Pages 67-75.
14. Arnaud C.D “Biochemistry and physiology of paraphyroid hormone”
Glorieux F.H, eds. Rickets, New York 1991, 47-61.
15. Arnold J Felsemfeld (1980) “Age and sexrelated reference ranges for eight plasma constituents derived from randomly selectd adults in Scottish new town”Journal Clinica Pathol Volume 33, Pages 380-385.
16. Belton N.R “ Ricket – not only the English disease” Acta Pediatr Scand 1986, Suppl 323, 68-75.
17. Bhattacharyya A.K “ Nutritional rickets in the tropics in: Simopoulos A.P, eds. Nutritional triggers for health and in diesease”. World. Rev. Nutr. Diet. Basel, Karger 1992, 67, 140 – 197.
18. Bhimma , Pettifor J.M., Coovadia H.M., et al “ Rickets in black children
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19. Burns , Paterson C.R. “ Single dose vitamin D treatment for osteomalacia in the elderly.” British medical journal 1985, 290, 281 – 282.
20. Chan, Mileur L., and Hansen J.W. “ Effects of increased calcium and phophorous formulas and Human milk on bone mineralization in preterm infants” Journal of pediatric gastroenterology and nutrition 1986,5, 444 – 449.
21. Cooke R.J. “ Rickets in a very low birth weight infant.” Journal of pediatric gastroenterology and nutrition 1989, 9 , 397 – 399.
22. Elidrissy A.T.H “ Vitamin D – deficiency rickets in Saudi Arabia”. In: Glorieux F.H, eds.Ricket. New York, 1991, 223 – 231.
23. Ghai O.P., and Koul P. B. “ Ricket in India. In: Glorieux F.H, eds. Rickets New York” 1991, 247 – 252.
24. John Pybus, Fredric J. Feldman, and George N.Bowers, Jr. “ Measurement of total calcium in serum by atomic absorption spectrophotometry, with Use of a strontium Internal reference” Clinical chemistry, vol. 16, no. 12, 1970.
25. Koo W.W.K., Krugwispe S., Neylan M. “ Effect of three levels of vitamin D intake in priterm infants receiving high mineral containing milk.”
Gastroenterol Nutr 1995, 21, 182 – 189.
26. Lawson D.E.M., Cole T.J., Salem S.I., et al. Aetiology of rickets in Egyptian children. Human nutrition: Clinical nutrition 1987, 41c, 199 – 208.
27. Le Lan Anh. Vu Duc Loi. Pham Gia Mon and Nguyen Le Phu. Nguyen Gia Binh. Dang Minh Ngoc. Phan Tuy. Philip Hartemann (2001). Determination of Lead and Mercury in clinical samples during work and accidental exposure in Vietnam. Analytical Sciences; 17: 38a.
28. Linda M. Thienpont, Jean E. Van Nuwenborg, Hans Reinauer, Dietmar
Stockl (1996) “Validation of candidate reference methods based on ion chromatography for determination of total sodium, potassium, calcium and magnesium in serum througt comparison with flame atomic emission and
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
absorption spectrometry” Clinical Biochemistry, Volume 29, Issue 6, Pages 501-508.
29. Mark A. Goldstein (2008) “Age, Renal Tubular Phosphate Reabsorption, and Serum Phosphate Levels in Adults” The New England Journal of Medical, Pages 864-866.
30. M. Angelova, S. Asenova, ,V. Nedkova, R. Koleva-Kolarova (2011) copper in the human organism, Trakia Journal of Sciences, Vol. 9, No 1, pp 88-98.
31. M. Goldberg (1973) “Influence of Demographic Factor on Serum Concentrations of seven chemistry constituets in Healthy Human Subjects” Clincal Chemistry, Volume 19,No 4 Issue 2,Pages 395 - 402.
32. Michelle Spelch, Brnard Bousquet and Guy Nicolas (1980) “Concentrations of Magnesium, Calcium, Potassium, and sodium in Human heart Muscle after Acute Myocardial Infarction” Clincal Chemistry 26/12, pages 1662 – 1665.
33. Norio Teshima, Shingo Gotoh, Kazunori Ida, Tadao Sakai (2006)
“One – shot flow injection spectrophotometric simultaneous determination of copper iron and zinc in patients sera with newly developed multi- compartment flow cell” Analytica Chimica Acta, Volume 557, Issues 1-2, 31 Pages 387-392.
34. Susumu Matsushita (1985) “Determination of protein – free and protein- bound calcium and magnesium in biological samples by use of ultrafiltration and ion chromatography” Analytica Chimica Acta, Volume 172 Pages 249-255.
35. Ugursay Kiziltepe, Zeynep Bastuzel Eyilten, Mustafa Sirlak, Refik Tasoz,
Atilla Aral, Neyyir Tuncay Eren, Adnan Uysalel, Hakki Akalin (2003)
“Antiarrhythmic effect of magnesium sufate after open heart sugery: effect of blood levels ” International Journal of Cardiology 89, p 153 – 158.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36. Valfredo A.Lemos. Geisiane dos S. Novaes.Anaildes L.de Carvalho.
Ednilton M.gama. Aldenor G.santos (2009). Determination of copper in biological samples by flame atomic absorption spectrometry after precipitation with Me-BTAP, Environ Monit Assess,148, 245-253.
37. Yves Claude Guillaume, Christiane Guinchard and A. Berthelot (2000)
“Affinity chromatography study of magnesium and calcium binding to human serum albumin: pH and temperature variations” Talanta, Volume 53, Issue 3, 4 Pages 561 – 569.
38. Zhou. ( 1993) Nutritionnal ricket: Thought about pathogennessis. Ann Med, 25(4), 379 – 384.