Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm
Tháng Số trâu kiểm tra(con) Số trâu (+) Tỷ lệ (%)
1 40 3 7,50 2 51 5 9,80 3 65 7 10,77 4 33 4 12,12 5 68 9 13,24 Tính chung 257 28 10,89
Kết quả bảng 4.4 cho thấy:
Với tỷ lệ nhiễm: tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng cao nhất ở tháng 5 (13,24%), thấp nhất ở tháng 01, chiếm tỷ lệ 7,50%. Ở tháng 01, kiểm tra 40 trâu có 3 con nhiễm, chiếm 7,50%; ở tháng 02 có 5/51 trâu nhiễm tiên mao trùng, chiếm tỷ lệ 9,80%; với trâu ở tháng 3 khi kiểm tra 65 con thì có 7 con (10,77%) bị nhiễm; ở tháng 4 khi kiểm tra 33 trâu thì có 4 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 12,12%; kiểm tra mẫu máu trâu ở tháng 5 thì thấy 9/68 con bị nhiễm, chiếm 13,24%.
Sở dĩ trâu nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ cao ở tháng 5, cao hơn các tháng 1, 2, 3, 4 vì: tháng 5 là thời điểm hết mùa xuân chuyển sang mùa hè, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện rất thuận lợi cho các loài ruồi, mòng phát triển trong thiên nhiên, chúng hoạt động, bay đi hút máu và truyền bệnh tiên mao trùng cho trâu. Tháng 1, 2, 3, 4 là thời điểm cuối mùa đông, đầu mùa xuân, thời tiết rất bất lợi cho gia súc như: trời rét, thức ăn khan hiếm, gia súc phải làm việc nặng, đồng thời sức đề kháng suy giảm, dẫn đến tình trạng bệnh tiên mao trùng phát ra. Như vậy, tháng 5 là tháng lây lan bệnh nhiều nhất, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng cao nhất.
Theo Phan Văn Chinh (2006) [1], bệnh tiên mao trùng thường xảy ra trong các tháng nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 9). Thời gian này điều kiện sinh thái thuận lợi cho các loại ruồi, mòng phát triển, hoạt động mạnh, hút máu súc vật và truyền tiên mao trùng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả trên.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có khuyến cáo đối với những người chăn nuôi trâu: cần dự trữ thức ăn cho trâu đủ về lượng và chất vào mùa rét, cho trâu nghỉ ngơi, tránh lao tác nặng để tăng sức đề kháng; về mùa hè cần phát quang cây cối, bụi rậm, làm chuồng trâu có lưới ngăn côn trùng..., tạo điều kiện bất lợi cho đời sống của côn trùng.
4.2. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh T. evansi cho trâu và đề xuất biện pháp phòng chống