Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi
Lứa tuổi
(năm) Số trâu kiểm tra (con) Số trâu (+) Tỷ lệ (%)
≤ 2 36 2 5,56
>2 - 5 125 12 9,60
>5 - 8 83 11 13,25
> 8 13 3 23,08
Tính chung 257 28 10,89
Kết quả bảng 4.2 cho thấy:
Về tỷ lệ nhiễm: Trâu ở các lứa tuổi khác nhau đều nhiễm TMT T. evansi, nhưng tỷ lệ nhiễm ở các lứa tuổi khác nhau thì khác nhau. Kiểm tra mẫu máu của trâu dưới 2 năm tuổi có 2/36 trâu (5,56%) bị nhiễm. Với trâu ở lứa tuổi từ 2 – 5 năm tuổi, có 12/125 con bị nhiễm tiên mao trùng, chiếm 9,60%. Ở lứa tuổi 5 - 8 năm tuổi, có 11/83 (13,25%) trâu bị nhiễm tiên mao trùng. Đối với những trâu trên 8 năm tuổi, qua kiểm tra thì thấy 3/13 con (23,08%) bị nhiễm tiên mao trùng.
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận xét: Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng cao nhất ở trâu là trên 8 năm tuổi (23,08%), thấp nhất là ở trâu dưới 2 năm tuổi (5,56%). Như vậy, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng tăng dần theo lứa tuổi của trâu (tuổi trâu càng cao tỷ lệ càng tăng), kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng (1982) [10]. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng cao ở lứa tuổi trên 8 tuổi là do trâu đã qua độ tuổi khai thác, nhưng do điều
kiện kinh tế, nên trâu vẫn phải lao tác, trong khi điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém nên không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng của trâu. Mặt khác, do thời gian trâu tiếp xúc với ruồi, mòng nhiều hơn nên khả năng bị đốt, hút máu khi lao tác hoặc chăn thả ngoài bãi cũng nhiều hơn. Với trâu dưới 2 năm tuổi do chưa phải lao tác, lại được chăm sóc với điều kiện tốt và một phần nhận được kháng thể từ sữa mẹ truyền cho nên có sức đề kháng cao, mặt khác thời gian sống chưa nhiều nên ít tiếp xúc và bị ruồi, mòng hút máu ít hơn.