Kumar A. và cs. (1991) [34] cho biết: Trypanosomiasis là một bệnh ký sinh trùng, phổ biến ở cả người và động vật, gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào
Trypanosoma spp.
Chen Qijun (1992) [27] cho biết: T. evansi gây bệnh cho hầu hết các loài động vật như trâu, bò, ngựa, la, chó… ở Trung Quốc.
Diall O. và cs. (1993) [31] đã nghiên cứu về dịch tễ học bệnh do
Trypanosoma sp gây ra ở lạc đà tại Mali. Kết quả điều tra cho thấy: trong 305 mẫu kiểm tra tại Tây Sahel có 29 mẫu dương tính; chiếm tỷ lệ 9,5%. Trong 627 mẫu kiểm tra tại Tombouctou và Gao có 28 mẫu dương trính; chiếm tỷ lệ 4,5%. Tỷ lệ nhiễm theo đàn là 55% ở Tây Sahel, 68% ở Tombouctou và Gao; ở một số đàn tỷ lệ nhiễm vượt quá 50%.
Theo Aquino LP và cs. (1999) [25]: chó nhiễm T. evansi có triệu chứng sốt gián đoạn, niêm mạc nhợt nhạt, phù nề, con vật gầy yếu và có thể sờ thấy các hạch bạch huyết sưng to.
Tamarit A. và cs. (2010) [41] cho biết: Một đợt bùng phát bệnh do
Trypanosoma evansi xảy ra ở Trung Tây Ban Nha được phát hiện. Các ổ dịch xảy ra ở trang trại ngựa, lừa và lạc đà. Bằng phương pháp soi tươi đã xác định được 76% lạc đà, 35% lừa và 2% ngựa nhiễm T. evansi. Các loài động vật đã được cách ly và điều trị bằng Cymelarsan với liều 0,5 mg/kg. Sau thời gian điều trị, kiểm tra lại máu của số động vật này đều cho kết quả âm tính với T. evansi.
Haridy F. M. và cs. (2011) [32] đã lựa chọn ngẫu nhiên 300 con lạc đà (200 lạc đà đực 4 - 6 tuổi và 100 lạc đà cái 10 - 15 năm tuổi) để xác định tỷ lệ nhiễm bệnh do Trypanosoma evansi. Các phương pháp chẩn đoán gồm chẩn đoán lâm sàng, nhuộm giemsa tiêu bản máu và ELISA. Phương pháp nhuộm giemsa phát hiện 6,0% lạc đà đực và 9,0% lạc đà cái nhiễm T. evansi. Phương pháp ELISA phát hiện 8,0% lạc đà đực và 24,0% lạc đà cái nhiễm
T. evansi. Kết quả cho thấy phương pháp chẩn đoán ELISA có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao hơn phương pháp nhuộm giemsa.
Tonin A. A. và cs. (2011) [42] đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá việc sử dụng diminazene aceturate kết hợp với selenite natri và vitamin E
trong điều trị bệnh do Trypanosoma evansi. Các tác giả sử dụng 72 chuột cái chia thành 9 nhóm với mỗi nhóm 8 chuột (A, B, C, D, E, F, G, H và I). Nhóm A là nhóm không bị nhiễm bệnh, nhóm B - I được gây nhiễm với liều 0,2 x 106 T. evansi/chuột. Hàng ngày kiểm tra máu chuột bằng phương pháp nhuộm giemsa. Nhóm B không được điều trị, các nhóm còn lại được sử dụng thuốc vào ngày thứ 3 sau gây nhiễm như sau: nhóm C được điều trị với diminazene aceturate; nhóm D với sodium selenite; nhóm E với vitamin E; nhóm F với diminazene aceturate và sodium selenite; nhóm G với diminazene aceturate và vitamin E; nhóm H với diminazene aceturate, sodium selenite và vitamin E; nhóm I với selenite natri và vitamin E. Kết quả cho thấy: Tuổi thọ của chuột ở nhóm điều trị với diminazene aceturate kết hợp với sodium selenite (nhóm F và H) tăng; trong khi nhóm C và G không có sự khác biệt rõ rệt, do đó, vitamin E không làm tăng hiệu quả điều trị T. evansi khi kết hợp với diminazene aceturate. Hiệu quả điều trị bệnh ở các nhóm như sau: nhóm C là 37,5%; nhóm F là 87,7%; nhóm G là 37,7% và nhóm H là 75%. Các phác đồ điều trị khác không có hiệu quả điều trị bệnh do T. evansi.