Hoạt động 1. Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian
Nội dung kiến thức Hoạt động của GV-HS Phƣơng pháp vận dụng
1. Vị trí tƣơng đối của hai đƣờng thẳng hai đƣờng thẳng a) cùng nằm trong một mặt phẳng - cắt nhau - song song - trùng nhau b) Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào.
Hai đường thẳng chéo nhau
- GV: Hãy lấy ví dụ minh họa về hình ảnh đường thẳng, mặt phẳng trong không gian?
HS: lấy ví dụ minh hoạ mặt phẳng: mặt bàn, mặt sàn nhà, mặt tường, …
Minh hoạ đường thẳng: mép bàn, mép bảng, chân bàn. - GV minh họa hình ảnh hai đường thẳng trong không gian...
- GV: Xem cạnh tường trong lớp học là hình ảnh của đường thẳng hãy chỉ ra một số cặp đường thẳng thuộc một mặt phẳng ? -HS: lấy ví dụ - GV: Nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai đường thẳng cùng nằm trong mặt phẳng đó?
(Hs: cắt nhau. Song song,
Cho học sinh quan sát phòng học, hành lang. Chiếu hình ảnh minh họa Vận dụng phương pháp tương đồng- tìm đoán để dẫn dắt học sinh tới khái niệm vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
Vận dụng giảng dạy như trình bày mục 2.3.2
Hoạt động 2. Tính chất
Nội dung kiến thức Hoạt động của GV- HS Phƣơng pháp vận dụng
II. Tính chất:
Định lí 1: Trong không gian, qua một điểm không nằm trên đường thẳng cho trước, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.
Định lí 2:
Nếu ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng qui hoặc đôi một song song với nhau
- GV: Nhắc lại tính chất về sự tồn tại đường thẳng trong hình học phẳng song song với một đường thẳng cho trước.
-HS: Qua một điểm nằm ngoài đường thẳng có duy nhât một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho
-GV: tính chất đó vẫn đúng trong không gian. GV giới thiệu định lí 1
- Hãy lấy ví dụ minh họa về hình ảnh của 3 mặt phẳng đôi một cắt nhau và tìm các giao tuyến đó . Em có nhận xét gì về các giao tuyến trong các trường hợp đó ?
- gọi đại diện các nhóm trình
- cho học sinh quan sát mô phỏng thực tế trong phòng học. - Vận dụng mô hình tương đồng - tìm đoán, chia hs thành 4 nhóm ( bảng phụ cho mỗi nhóm)
Hệ quả:
Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến nếu có của chúng cũng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.
bày kết quả của mình.
=> hs phát biểu rút ra định lí
- GV: cho học sinh quan sát ví dụ minh họa hình ảnh của hai trang vở là hai mặt phẳng, lề vở là đường thẳng nằm trên mặt phẳng, nhận xét hình ảnh giao tuyến của hai mặt phẳng và đường thẳng lề của quyển vở?