Phân tích một số nội dung kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương Mắt và các dụng cụ quang học Chương trình Vật lí 11 nâng cao (Trang 44 - 46)

10. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Phân tích một số nội dung kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ

học” - Vật lí lớp 11 nâng cao

- Một đặc điểm nổi bật của chương mà ta ít gặp trong chương trình vật lí phổ thông là phần nội dung kiến thức trong chương đều nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật của vật lý, đó là các dụng cụ quang học như kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.

- Phần lớn kiến thức ở chương này là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức đã nghiên cứu ở chương trước vào việc giải quyết các tình huống mới. Cụ thể là sử dụng các kiến thức về định luật cơ bản của quang hình học (gương, thấu kính) vào việc nghiên cứu các dụng cụ quang học (kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn).

2.1.2.1. Nội dung kiến thức bài "Kính lúp"

- Kính lúp đã được nghiên cứu ở Vật lí lớp 9, phần “Quang học”. Khi nghiên cứu kính lúp ở SGK Vật lí lớp 11, học sinh đã nắm được khái niệm góc trông, nên khái niệm kính lúp được định nghĩa gắn liền với chức năng tăng góc trông.

- Khái niệm về cách ngắm chừng là một khái niệm quan trọng được sử dụng trong tất cả các tiết tiếp theo trong phần quang học. Cách ngắm chừng có liên quan đến cách quan sát ảnh của vật và điều chỉnh vị trí vật hoặc kính. Cách ngắm chừng ở điểm cực cận, ở điểm cực viễn và ở vô cực là các trường hợp riêng của cách ngắm chừng nói chung.

- Số bội giác của kính lúp là thông số quan trọng đặc trưng cho kính lúp. Học sinh cần phân biệt hai khái niệm: số bội giác của kính lúp với số phóng đại khi nhìn qua

40

kính. Để có thể quan sát rõ ảnh của vật, cần nhìn vật qua dụng cụ quang học có số bội giác lớn. Số phóng đại của kính đặc biệt có ý nghĩa khi dùng kính, ví dụ với kính hiển vi, để tạo ra ảnh thật và cần chụp ảnh thật trên phim thì nếu số phóng đại ảnh của kính càng lớn thì ảnh chụp trên phim càng lớn.

2.1.2.2. Nội dung kiến thức bài "Kính hiển vi”

- Nội dung về cấu tạo và cách ngắm chừng kính hiển vi có mối quan hệ với nhau. Do cấu tạo, khoảng cách giữa vật kính và thị kính không đổi nên khi điều chỉnh kính để ngắm chừng thích hợp (ví dụ ngắm chừng ở vô cực), để thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính, ta phải đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho mắt thấy ảnh cuối cùng qua kính rõ nhất.

- Ta không thể tăng số bội giác của kính hiển vi lên vô hạn bằng cách giảm f1 và f2, vì nếu dùng các thấu kính có tiêu cự quá nhỏ sẽ không thoả mãn điều kiện tương điểm, mặt khác hiện tượng nhiễu xạ của các tia chiếu vào vật quan sát, qua vòng đỡ vật kính có ảnh hưởng quyết định đến năng suất phân giải của vật kính.

2.1.2.3. Nội dung kiến thức bài "Kính thiên văn”

- Kính thiên văn dùng để hỗ trợ cho mắt quan sát các thiên thể cách xa Trái đất, giúp mắt nhìn ảnh của các thiên thể dưới góc trông lớn hơn nhiều lần so với góc trông trực tiếp. Vì vậy về nguyên tắc cấu tạo kính thiên văn cần đáp ứng các yêu cầu sau: trước hết kính phải tạo được ảnh thật của thiên thể tại vị trí gần mắt, sau đó kính nhìn ảnh thật này dưới góc trông lớn hơn nhiều góc trông trực tiếp.

- Do cấu tạo của kính thiên văn, khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi, cho nên khi điều chỉnh để ngắm chừng, ta dịch chuyển thị kính so với vật kính sao cho mắt nhìn thấy ảnh cuối cùng qua kính rõ nhất.

- Số bội giác của kính thiên văn khúc xạ và kính thiên văn phản xạ khi ngắm chừng

ở vô cực đều được tính qua biểu thức G=

2 1

f f

41

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương Mắt và các dụng cụ quang học Chương trình Vật lí 11 nâng cao (Trang 44 - 46)