10. Cấu trúc luận văn
1.2.5. Các tiêu chí của dạy họctheo góc
Tiêu chí “phù hợp”
Căn cứ vào đặc điểm học theo góc, cần chọn nội dung dạy học, cần thiết kế các nhiệm vụ tại các góc, cần chuẩn bị các phương tiện dạy học tại các góc sao cho phù hợp. Nội dung bài học phải phù hợp theo các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau (tích hợp kiến thức các môn học trong một nội dung chủ đề). Nhiệm vụ tại các góc phải rõ ràng, cụ thể phù hợp với năng lực, mức độ phát triển của học sinh và thời gian quy định cho mỗi góc. Nhiệm vụ tại mỗi góc phải phù hợp với tên góc được chọn. Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, giáo viên có thể tổ chức 4, 3 hoặc 2 góc như: góc quan sát, góc phân tích, góc thiết kế, góc thực hành, góc trải nghiệm… Không gian lớp học phải phù hợp với số góc học tập. Số lượng học sinh phải phù hợp với không gian lớp học đó. Mỗi góc cần có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với nhiệm vụ được thiết kế cho góc đó.
Tiêu chí “sự tham gia của học sinh”
Các nhiệm vụ tại mỗi góc cần được thiết kế phù hợp để huy động sự tham gia tối đa của học sinh. Các nhiệm vụ nên sắp xếp từ dễ đến khó, để học sinh nào cũng vượt qua được khó khăn đầu tiên, tạo niềm phấn khích cho học sinh tiếp tục
24
các nhiệm vụ tiếp theo. Các câu hỏi nên có trình độ cao, vừa sức, đòi hỏi người học suy nghĩ, thảo luận, tranh luận và có thể đưa ra được kết quả. Nhiệm vụ tại các góc khác nhau cần được cân đối phù hợp để hạn chế tối đa thời gian chết, không để xảy ra tình trạng học sinh ngồi chơi sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ và chờ chuyển góc. Cao hơn nữa, các nhiệm vụ học tập tại các góc cần được thiết kế sao cho học sinh tham gia một cách tích cực, tự chủ, sáng tạo vào việc giải quyết các nhiệm vụ. Thông qua nhiệm vụ tại các góc, giáo viên cần giúp cho mỗi học sinh lựa chọn những kiến thức và kĩ năng học muốn học, phù hợp với nhu cầu của cá nhân đó. Sự lựa chọn sẽ đảm bảo lôi cuốn được “cái tôi” trong các nhiệm vụ học tập và học sinh sẽ được động viên mạnh mẽ do được theo đuổi những quan niệm và sự tò mò. Học sinh sẽ hứng thú học hơn và hiệu quả hơn khi xác định được mục đích học để làm gì.
Tiêu chí “tƣơng tác”
Tại các góc học sinh có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặc hoạt động theo nhóm. Các nhiệm vụ cần được thiết kế sao cho có sự tương tác cao giữa người học với người học, người học với giáo viên và người học với môi trường học. Bên cạnh những nhiệm vụ học sinh có thể tự giải quyết, cần có những nhiệm vụ khó khăn phức tạp hơn khiến học sinh có nhu cầu trao đổi, thảo luận với các bạn khác hay cần đến sự giúp đỡ, gợi ý của giáo viên. Mỗi góc phải có đủ điều kiện và phương tiện để học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả học sinh hay nhóm học sinh thu được cần được tổ chức chia sẻ, đánh giá. Giáo viên cần thiết kế các họat động tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, hoặc đánh giá so sánh giữa các nhóm để tạo môi trường thi đua học tập. Giáo viên trong vai người tổ chức, điều khiển học sinh học tập tại các góc cần quan sát và có sự trợ giúp kịp thời để các em có thể hoàn thành nhiệm vụ. [11, tr. 119,120]