Qui trình tổ chức dạy họctheo góc

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương Mắt và các dụng cụ quang học Chương trình Vật lí 11 nâng cao (Trang 30 - 35)

10. Cấu trúc luận văn

1.2.7. Qui trình tổ chức dạy họctheo góc

1.2.7.1. Chọn nội dung, không gian lớ p học phù hợp

Căn cứ và o đă ̣c điểm ho ̣c theo góc cần cho ̣n nô ̣i dung bài ho ̣c cho phù hợp theo các phong cách ho ̣c khác nhau hoặc theo các hình thức hoa ̣t đô ̣ng khác nhau.

Không gian lớp ho ̣c là điều kiê ̣n chi phối viê ̣c tổ chức ho ̣c theo góc . Không gian phải phù hợp với số ho ̣c sinh để có thể dễ dàng bố trí bàn ghế , đồ dùng ho ̣c tâ ̣p trong các góc và các hoa ̣t đô ̣ng của học sinh ta ̣i các góc.

26

1.2.7. 2. Thiết kế kế hoạch bài học

Mục tiêu bài học : Ngoài mục tiêu cần đạt đư ợc của bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, cũng có thể nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập , khả năng làm việc chủ động của học sinh khi thực hiện học theo góc.

Các phương pháp dạy học chủ yếu : Phương pháp ho ̣c theo góc cần phối hơ ̣p với mô ̣t số phương pháp khác như : phương pháp trực quan , học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề…

Chuẩn bi ̣: GV cần chuẩn bị thiết bi ̣, phương tiê ̣n và đồ dùng da ̣y ho ̣c, xác định nhiê ̣m vu ̣ cu ̣ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học.

Xác định tên của mỗi góc và nhiê ̣m vụ phù hợp

Ở mỗi góc cần có : tên góc, phiếu giao viê ̣c, đồ dùng thiết bi ̣, tài liệu phù hợp với hoa ̣t đô ̣ng của góc. Ví dụ: SGK, tài liệu cho góc phân tích; tivi, máy vi tính,…tài liê ̣u cho góc quan sát.

Thiết kế các nhiê ̣m vụ và hoạt động ở mỗi góc : Căn cứ vào nô ̣i dung cu ̣ thể

của bài họ c, vào đặc trưng của phương pháp học theo góc và không gi an của lớp

học, giáo viên cần:

- Xác định số góc và tên mỗi góc.

- Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và quy định thời gian tối đa dành cho học sinh ở mỗi góc.

- Xác định những thiết bi ̣, đồ dù ng, phương tiê ̣n cần thiết cho ho ̣c sinh hoa ̣t đô ̣ng. - Hướ ng dẫn học sinh cho ̣n góc theo sở thích (khi cần giáo viên có thể tự cho ̣n góc xuất phát cho học sinh) và luân chuyển qua đủ các góc.

Lưu ý:

- Nhiệm vụ ở các góc phải rõ ràng, cụ thể.

- Mỗi góc phải có đủ điều kiê ̣n, phương tiê ̣n để học sinh hoàn thành nhiê ̣m vu ̣. - Thờ i gian cần đươ ̣c quản lí và phân bố phù hơ ̣p với nhiê ̣m vu ̣ của mỗi góc và quỹ thời gian bài học . Ví dụ: giờ ho ̣c 45 phút thì thời gian hoạt động tối đa của học sinh ở mỗi góc là 10 phút (nếu có 4 góc).

27

- Trong học theo góc , học sinh có thể làm viê ̣c cá nhân hoă ̣c theo că ̣p hoă ̣c theo nhóm ta ̣i mỗi góc . Giáo viên cần rèn lu yê ̣n cho ho ̣c sinh tính tự giác , tích cực, chủ động và kỉ luật trong học tập.

Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài học : Vào cuối giờ học sau khi học sinh đã được ho ̣c luân chuyển qua đủ các góc, giáo viên tổ chức cho ho ̣c sinh báo cáo, thảo luận, bổ sung kết quả ho ̣c tâ ̣p ở mỗi góc . Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên nhâ ̣n xét, đánh giá, chốt la ̣i vấn đề tro ̣ng tâm , đảm bảo cho học sinh ho ̣c sâu và ho ̣c thoải mái.

1.2.7.3. Tổ chức dạy học theo góc

Trên cơ sở kế hoa ̣ch bài ho ̣c đã thiết kế , giáo viên tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng cho phù hợp với đặc điểm học theo góc:

- Sắp xếp góc ho ̣c tâ ̣p trước khi vào giờ ho ̣c, phù hợp với không gian lớp học. - Mỗi góc có đủ tài liê ̣u , đồ dùng, phương tiê ̣n ho ̣c tâ ̣p phù hơ ̣p với nhiê ̣m vu ̣ học tập tại mỗi góc.

- Tổ chứ c các hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c : giáo viên giới thiê ̣u bài ho ̣c , phương pháp học theo góc , nhiê ̣m vu ̣ ta ̣i các góc , thời gian t ối đa để thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ tại các góc và cho phép học sinh chọn góc xuất phát.

- Học sinh lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn gó c theo sở thích, tuy nhiên

giáo viên sẽ phải điều chỉnh nếu như có số học sinh quá đông c ùng chọn một góc

hoă ̣c nếu cần thiết giáo viên có thể tự sắp xếp các góc xuất phát theo ý mình. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các góc, giáo viên quan sát, hỗ trợ.

- Hết thờ i gian hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i mỗi góc, giáo viên yêu cầu học sinh luân chuyển go. ́c - Kết thúc giờ học tại các góc , giáo viên yêu cầu đại diê ̣n các góc trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét , đánh giá. Cuối cùng là nhận xét của giáo viên về kết quả ho ̣c tâ ̣p của học sinh, chốt la ̣i kiến thức tro ̣ng tâm của bài ho ̣c.

Có rất nhiều khả năng để tổ chức học theo góc có hiệu quả . Đối với mỗi GV khi muốn triển khai học theo góc , nên bắt đầu từ viê ̣c phân tích lớp học và bối cảnh trường học . Viê ̣c tổ chức tốt phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:

28

a) Định hướng hoạt động học của học sinh

Để tổ chức tốt học tập theo góc, điều quan trọng nhất là phải trả lời cho được câu hỏi: Mức độ tự định hướng của học sinh như thế nào? Mức độ hoạt động độc lập nào các em có thể thực hiện?

Khả năng tự định hướng của học sinh càng tốt thì việc tổ chức lớp học càng ít phải bận tâm. Do đó, học sinh sẽ có sự tự do để sáng tạo trong lớp học. Và tất nhiên sẽ có nhiều hơn một khả năng để thực hiện: từ hình thức giáo viên kiểm soát lớp học (định hướng từ bên ngoài) chuyển thành hình thức học sinh được thỏa sức đưa ra các sáng kiến.

Trong quá trình tổ chức dạy học theo góc, sự định hướng của giáo viên với học sinh được thể hiện qua bảng theo dõi học theo góc hoặc thẻ góc cá nhân.

Không giống như hệ thống luân chuyển do giáo viên chỉ định như sẽ trình bày dưới đây, cách tổ chức này sẽ cho các em thêm cơ hội để thể hiện các sáng kiến.

Các thỏa thuận sau sẽ được áp dụng:

- Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.

- Học sinh được quyền lựa chọn thứ tự các góc.

Chúng ta có thể minh họa cách thức hai học sinh (A và B) giải quyết vấn đề tại các góc khác nhau bằng sơ đồ 1.3.

Cách tổ chức này là trong điều kiện lí tưởng, với điều kiê ̣n của hầu hết các nhà trường phổ thông ở Viê ̣t Nam thì còn gă ̣p nhiều khó khăn khi thực hiê ̣n theo cách thức tổ chức này.

Góc dành cho học sinh có tốc đô ̣ ho ̣c nhanh A B

29

Chúng ta cũng không thường nhắc tới công thức này với tên gọi là các góc “có thể” và “phải” thực hiện. Có thể tích hợp hai dạng hoạt động và khiến việc tổ chức lớp học trở nên hiệu quả hơn.

Trong trường hợp đó chúng ta cần phải giới hạn số lượng học sinh trong một góc. Nếu không sẽ có trường hợp có các nhóm có số lượng học sinh quá đông, ví dụ nhóm góc máy tính, bài tập nghe… vì đây là các dạng phổ biến học sinh muốn tham gia.

Nếu giáo viên có ý định tổ chức một góc riêng và cung cấp thêm tư liệu cho nhóm học sinh đã hoàn thành sớm các bài tập, họ có thể tạo một bước đệm để giới hạn thời gian học sinh phải chờ đợi. Tuy nhiên nên tránh sử dụng các hình thức “vui vẻ” làm bước đệm. Cần phải đảm bảo cho các học sinh có mức độ tiếp thu chậm hơn cũng có thể hoạt động trong các khu vực này.

Để giám sát những học sinh đã hoàn thành xong các nhiệm vụ, giáo viên có thể áp dụng hai hệ thống:

- Giáo viên có thể sử dụng “Bảng theo dõi học theo góc” (bảng nam châm hay bảng phấn đều được) để học sinh đánh dấu các góc các em đã hoàn thành. Bằng cách này, giáo viên có thể xác định được những học sinh đang bị tụt lại và cần giúp đỡ ngay tức thì.

- Giáo viên cũng có thể sử dụng “Thẻ góc cá nhân” để mỗi học sinh sẽ đánh dấu các góc đã hoàn thành.

Tất cả chủ đề và thành phần của chủ đề học tập có thể được lồng ghép trong các góc. Nhiều giáo viên có xu hướng chọn các góc với các tư liệu dạy học đã có sẵn trên lớp. Điều này hoàn toàn chấp nhận được. Học theo góc không nhất thiết phải quá phức tạp.

b) Tổ chứ c không gian học theo góc

Một yếu tố quan trọng là mối quan hệ giữa số học sinh và kích thước của không gian học tập. Chúng ta không sử dụng từ “phòng học” trong trường hợp này vì hoạt động học tập có thể diễn ra tại các không gian bên ngoài phòng học truyền thống. Một cách tự nhiên, những giáo viên có không gian lớn hơn có thể dễ dàng bố trí các góc hơn các đồng nghiệp có diện tích nhỏ hơn và có nhiều học sinh.

30

Học theo góc đòi hỏi việc tổ chức lại không gian lớp học kể cả trong các điều kiện giới hạn. Có thể thực hiện điều này theo một số cách đơn giản: ghép các bàn học lại với nhau, chia học sinh thành cặp, đặt các tư liệu dạy ho ̣c lên phía trước lớp học. Nếu các góc có thể được giữ nguyên trong lớp trong một khoảng thời gian, giáo viên sẽ có thêm các khả năng khác và giảm bớt hoạt động tổ chức lớp học. Học sinh cũng có thể quay lại vị trí đang làm việc. Do đó phương pháp học tập sẽ trở nên minh bạch hơn đối với các em. Các tấm bình phong để ngăn riêng các góc có thể hỗ trợ việc sắp xếp không gian.

c) Tổ chứ c tư liê ̣u trong học theo góc

Việc triển khai dạy học theo góc phụ thuộc vào chất lượng của tư liệu/tài liệu đang có ở trường. Chúng ta có thể tạo ra một môi trường lớp học ở mức độ nào? Tình huống hiện tại ở trường học như thế nào? Tôi có thể mượn gì từ đồng nghiệp trong trường? Chúng ta nên đặt những câu hỏi như vậy trước khi tiến hành bố trí lại các khu vực trong lớp học.

Một môi trường học tâp được tổ chức là một yếu tố chủ yếu để hỗ trợ sự học tập tích cực. Sự đa dạng của các tư liệu (vật liệu) có ích lợi với trẻ em, đặt tại các góc khác nhau cần được chuẩn bị sẵn sàng trong tất cả thời gian để học sinh có thể thao tác và khai thác nó. [44, tr. 48-51]

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương Mắt và các dụng cụ quang học Chương trình Vật lí 11 nâng cao (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)