Xây dựng tiêu chí để đánh giá

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương Mắt và các dụng cụ quang học Chương trình Vật lí 11 nâng cao (Trang 86 - 114)

10. Cấu trúc luận văn

3.8.1.Xây dựng tiêu chí để đánh giá

Tiêu chí đánh giá Những chỉ dẫn

Đánh giá định tính (qua diễn biến của quá trình thực nghiệm)

Tính khả thi của phương

án thiết kế bài học Căn cứ vào số câu trả lời đúng trong các phiếu học tập. Căn cứ vào thời gian thực hiện nhiệm vụ tại các góc.

Sự phát triển tư duy của

học sinh Căn cứ vào cách diễn đạt của học sinh Căn cứ vào kỹ năng đề xuất phương án, thiết kế và t iến hành thí nghiê ̣m của học sinh.

Căn cứ vào kỹ năng quan sát , phân tích, sự tác đô ̣ng của học sinh về các hiê ̣n tươ ̣ng vâ ̣t lý.

Tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo , của học sinh khi tham gia hoạt động tại góc

Căn cứ vào cách phân công công việc trong nhóm.

Căn cứ vào sự hứng thú , chủ động, tích cực, tự giác , sáng tạo của mỗi học sinh khi thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ Căn cứ vào cách thức thảo luận nhóm.

Căn cứ vào kết quả làm việc của nhóm (ra được kết quả cuối cùng).

Đánh giá định lượng (qua kết quả quá trình thực nghiệm) Kết quả học tập của học sinh

Phân tích các tham số đặc trưng.

Phương pháp đánh giá: Quan sát, ghi chép trong quá trình học; sản phẩm học tập (phiếu học tập); kiểm tra viết.

3.8.2. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính

82

- Lần thứ nhất : Dạy học ở lớp đối chứng theo cách da ̣y quen thuô ̣c của cô giáo Lê Thị Mai Thanh.

- Lần thứ hai: Giảng dạy ở lớp thực nghiệm theo tiến trình dạy học đã soạn thảo. Chúng tôi theo dõi diễn biến của quá trình thực nghiệm ở những mặt sau:

3.8.2.1. Tính khả thi của phương án thiết kế bài học

+BÀI “KÍNH LÚP”

Nhìn chung các mục tiêu đặt ra trong quá trình học và kết quả đạt được sau khi học của tiết học đều đã thực hiện được, cụ thể:

* Trong quá trình học:

Vấn đề 1:Cấu tạo của kính lúp.Cách ngắm chừng qua kính lúp.

- Góc trải nghiệm 1: Học sinh thích thú dùng 3 thấu kính lần lượt soi các dòng chữ trên trang sách, sau đó dùng thước kẻ đo khoảng cách giữa trang sách và thấu kính trong các trường hợp. Các em nhanh chóng nêu được cách sử dụng kính lúp để quan sát các vật nhỏ :Mắt đặt sau kính, quan sát vật qua kính; vật đặt trong khoảng tiêu cự của kính; thay đổi khoảng cách giữa vật và kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật lớn hơn vật, cùng chiều với vật. Qua đo đạc, không cần sự trợ giúp của giáo viên, các em biết rằng:thấu kính có tiêu cự nhỏ nhất cho ảnh rõ nhất.

-Góc trải nghiệm 2: Học sinh hào hứng với việc dùng phần mềm Quang hình học, mô phỏng và thiết kế để hiện thực hoá ý tưởng tìm những dụng cụ quang học tạo

ảnh ảo lớn hơn vật thật. Không mấy khó khăn, các em kết luận rằng: có 2 dụng cụ

tạo ảnh ảo lớn hơn vật thật là gương cầu lõm và thấu kính hội tụ, nhưng ảnh tạo bởi gương cầu lõm nằm sau gương, không thuận lợi cho việc quan sát ảnh. Học

sinh cũng nhận thấy ngay cách sử dụng thấu kính để quan sát các vật nhỏ là đặt vật

trong khoảng tiêu cự của thấu kính ; thay đổi khoảng cách giữa vật và kính sao cho nhìn thấy ảnh ảo của vật lớn hơn vật, cùng chiều với vật.

- Góc thiết kế : Đối với nhóm học sinh chọn góc thiết kế là góc làm việc đầu tiên, chỉ các em học sinh có lực học khá mới tích cực làm suy nghĩ, thảo luận với nhau để

rút ra kết luận: dụng cụ quang học tạo ảnh ảo lớn hơn vật thật là gương cầu lõm và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

83

em đã quên kiến thức về gương cầu. Sau khi giáo viên hướng dẫn, động viên tất cả học sinh đều có thể dựng được ảnh ảo lớn hơn vật tạo bởi gương cầu lõm và thấu

kính hội tụ; qua đó biết cách sử dụng quang cụ để quan sát các vật nhỏ là đặt vật

trong khoảng tiêu cự của quang cụ ; thay đổi khoảng cách giữa vật và kính sao cho nhìn thấy ảnh ảo của vật lớn hơn vật, cùng chiều với vật.

Tuy nhiên đối với các nhóm đã qua góc trải nghiệm 2, học sinh nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ mà không cần sự trợ giúp của giáo viên.

-Góc vận dụng: Học sinh các nhóm đều tự giác, tâ ̣p trung nghiên cứu đề bài và giải bài tập mô ̣t cách đô ̣c lâ ̣p , sau đó tích cực thảo luâ ̣ n đi đến thống nhất nô ̣i dung trả lời trong phiếu ho ̣c tâ ̣p về quang cụ tạo ảnh ảo lớn hơn vật thật, cách sử dụng quang cụ đó.

Hình 3.1: Hoạt động tại góc Trải nghiệm 1 Hình 3.2: Hoạt động tại góc Trải nghiệm 2

84

Vấn đề 2: Số bội giác của kính lúp. (không dùng phương pháp dạy học theo góc) Sau khi thông báo khái niệm số bội giác của một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, chúng tôi nêu câu hỏi để đặt học sinh vào tình huống có vấn đề tiếp theo: “Trong các trường hợp ngắm chừng qua kính lúp: ở điểm bất kì, ở điểm cực cận của mắt, ở vô cực, có trường hợp nào mà số bội giác và độ phóng đại của ảnh có độ lớn bằng nhau?” . Học sinh chưa đưa ra được câu trả lời, chúng tôi gợi ý bằng cách đưa ra bài toán xây dựng công thức số bội giác của kính lúp trong từng trường hợp ngắm chừng.

Theo dõi các nhóm học sinh giải bài toán, chúng tôi thấy học sinh còn lúng túng khi tính tan0. Vì vậy giáo viên chiếu hình vẽ ( ngắm vật trực tiếp khi vật đặt ở cực cận) lên màn hình lớn để học sinh dựa vào đó tính toán. Nhờ có sự trợ giúp của giáo viên, các nhóm đã xây dựng được công thức số bội giác của kính lúp trong các trường hợp: + Ngắm chừng ở điểm bất kì: G=k l d Dc  ' +Ngắm chừng ở điểm cực cận: Gc =k +Ngắm chừng ở vô cực: G= f Dc

Tìm được công thức số bội giác của kính lúp trong các trường hợp, học sinh

đưa ra được ngay câu trả lời: trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận, độ phóng

đại của ảnh và số bội giác có giá trị bằng nhau.

Giáo viên đưa ra thông báo: Kính lúp có số bội giác khi ngắm chừng ở vô

cực càng lớn thì càng tốt.

Sau đó đưa ra câu hỏi : Làm thế nào để tạo ra một kính lúp có số bội giác lớn khi ngắm chừng ở vô cực. Từ công thức, học sinh đưa ra hai ý kiến khác nhau :

+Dùng thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn làm kính lúp +Dùng thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn làm kính lúp

Giáo viên chỉ ra hạn chế của việc sử dụng thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn để làm kính lúp: ảnh sẽ bị nhoè và méo.

85

Giáo viên thông báo: Trong trao đổi, mua bán, người ta lấy DC=25cm và do

đó giá trị của G =

f

25 , 0

, với f tính theo đơn vị mét. Giá trị này thường được ghi trên vành kính. Thí dụ: X5, X2,5…

Giờ học kết thúc sau khoảng thời gian 57 phút, quá 8 phút so với quy định. Nguyên nhân chính do học sinh lần đầu làm quen với hình thức tổ chức dạy học mới, nên việc chuyển góc và ổn định tổ chức gây mất thời gian.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ và đánh giá: Sau khi các nhóm qua đủ các góc , một thành viên được chỉ định bất kì đại diện cho nhóm trình bày sản phẩm góc . Đây là tiết thực nghiệm đầu tiên nên học sinh được chỉ định còn chưa quen khi trình bày trước lớp, song với sự đô ̣ng viên của giáo viên ; các em sau đã tự tin, mạnh dạn trình bày sản phẩm của nhóm . Học sinh rất hào hứng với viê ̣c sử du ̣ng phương tiê ̣n dạy học hiê ̣n đa ̣i là máy chiếu vâ ̣t thể , với sự hỗ trợ của thiết bi ̣ đã tiế t kiê ̣m được thời gian trình bày của các nhóm.

- Các nhóm còn lại đều chú ý lắng nghe , tích cực phát biểu ý kiến bổ xung , thảo luận trong toàn lớp, không khí ho ̣c tâ ̣p rất sôi nổi.

* Kết quả đạt được sau khi học:

- Từ những kết quả thu đươ ̣c trong các phiếu ho ̣c tâ ̣p khi hoa ̣t đô ̣ng ở các góc , dưới sự thể chế hóa kiến thức của giáo viên, học sinh hiểu

+ hiểu công dụng, tác dụng, cấu tạo của kính lúp + hiểu sự tạo ảnh qua kính lúp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+có kĩ năng dựng ảnh qua kính lúp.

+ hiểu các cách ngắm chừng qua kính lúp.

+chứng minh được công thức tính số bội giác của kính lúp trong từng trường hợp ngắm chừng: ở điểm bất kì, ở cực cận, ở vô cực và biết áp dụng các công thức đó để giải bài toán.

* BÀI “KÍNH HIỂN VI”

Trong tiết học thực nghiệm thứ 2 này, các em tự phân nhóm theo lực học. Những học sinh học lực khá ở cùng nhóm và nhường cho các bạn học lực yếu hơn tiến hành nhiệm vụ với góc trải nghiệm 1 và trải nghiệm 2 trước. Sau đó 2 nhóm học yếu hơn đã đổi góc cho nhau để tiếp tục làm việc với các góc trải nghiệm.

86

Học sinh đã thực hiê ̣n được mu ̣c tiêu trong quá trình ho ̣c và kết quả cần đa ̣t đươ ̣c sau khi ho ̣c, cụ thể:

* Trong quá trình học: - Góc trải nghiệm 1:

Đối với nhóm học sinh nhận góc trải nghiệm 1 trước: học sinh nhanh chóng

nắm được cấu tạo của kính hiển vi: bộ phận chính là hai thấu kính hội tụ gắn đồng

trục, khoảng cách giữa chúng không thay đổi được, thấu kính gần vật cần quan sát có tiêu cự rất ngắn, thấu kính gần mắt người quan sát có tiêu cự ngắn-như kính lúp.

Tuy nhiên vì là các học sinh có sức học yếu hơn nên các em rất lúng túng khi vẽ ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi. Cả 8 học sinh đều không thể tự vẽ được hình sau

khi đã đọc mục 2a-SGK để hiểu chức năng của từng loại linh kiện. Thựctế trong 10

phút đầu tiên, chỉ có nhóm học sinh yếu hơn ở góc trải nghiệm 1 làm việc trong 10 phút, vì các em đều bỏ nhiệm tự vẽ ảnh tạo bởi kính hiển vi; cả 3 nhóm còn lại các em cần làm việc trong 15phút. Giáo viên đã yêu cầu các em ở góc trải nghiệm 1

nghiên cứu kĩ mục 2a-SGK để hiểu chức năng của từng loại linh kiện và ghi chép

vào vở trong thời gian chờ chuyển góc.

Đối với nhóm học sinh đã trải qua góc trải nghiệm 2 hoặc các góc vận dụng : sau khi được làm thí nghiệm ảo với phần mềm Quang hình học- mô phỏng và thiết kế đã biết cách tự vẽ ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi.

-Góc trải nghiệm 2: Học sinh dễ dàng thực hiện được thí nghiệm ảo với phần mềm Quang hình học- mô phỏng và thiết kế. Có 4 trong số 9 học sinh của nhóm đầu tiên thực hiện được việc dựng ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực mà không cần nhìn vào hình vẽ trong máy tính.

-Tại góc vận dụng 1 và góc vận dụng 2: tất cả các học sinh đều chăm chú vào việc nghiên cứu sơ đồ cấu tạo kính hiển vi . Việc áp dụng công thức tính số bội giác của một dụng cụ quang học bất kì vào việc tính số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp tổng quát và trường hợp ngắm chừng ở cực cận không khó với tất cả các em, kết quả thu được là :

87 Trường hợp tổng quát G=k1 k2 l d Dc  ' 2 Ngắm chừng ở điểm cực cận: Gc = Khe

song các em không biết so sánh số bội giác của kính hiển vi với số bội giác của kính lúp. Do đó giáo viên đã gợi ý các em rằng: quan sát sơ đồ, chúng ta thấy thấu kính 02 có chức năng tạo ảnh ảo A2B2 của vật thật A1B1 lớn hơn rất nhiều so với vật- thấu kính 02 như một kính lúp dùng để quan sát A1B1.

Với gợi ý đó: học sinh lập tức suy ra được mối quan hệ giữa số bội giác của kính hiển vi và kính lúp là: G=k1 .G2 với G2 là số bội giác của thị kính 02 (giống của kính lúp) và rút ra được kết luận : Số bội giác của kính hiển vi lớn gấp k1 lần số bội giác của kính lúp.

Hình 3.5 : Hoạt động tại góc trải nghiệm 1 Hình 3.6: Học sinh vẽ ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy rằng: sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ ở góc thứ nhất, hầu hết học sinh ở các nhóm thực hiện khá nhanh chóng nhiệm vụ ở góc thứ hai của mình.

- Tổ chức trao đổi chia sẻ và đánh giá

- Sau khi các nhóm qua đủ các góc, một thành viên được chỉ định bất kì đại diện cho nhóm trình bày sản phẩm góc. Đây là tiết thực nghiệm thứ hai nên học sinh đã quen khi trình bày trước lớp, các em đã tự tin, mạnh dạn trình bày sản phẩm của nhóm.

- Vì các em thực hiện những nhiệm vụ giống nhau ở cùng một góc nên đã có sự thảo luận, trao đổi, tham khảo, do đó kết quả thu được của các thành viên trong

88

nhóm giống nhau. Kết quả thu được ở một góc của cả bốn nhóm cũng giống nhau và tương đối chính xác. Học sinh lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình khá tự tin và trôi chảy.

- Các nhóm còn lại đều chú ý lắng nghe , tích cực phát biểu ý kiến bổ xung , thảo luận trong toàn lớp, không khí ho ̣c tâ ̣p rất sôi nổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kết quả đạt được sau khi học:

- Sau khi hoạt đô ̣ng xong ở các góc , dưới sự hỗ trợ và th ể chế hóa kiến thức của giáo viên, học sinh đã

+nêu được tác dụng và cấu tạo của kính hiển vi. +nêu được sự tạo ảnh qua kính hiển vi.

+có kĩ năng dựng ảnh qua kính hiển vi.

+nêu được cách ngắm chừng qua kính hiển vi.

+chứng minh được công thức tính số bội giác của kính hiển vi trong từng trường hợp ngắm chừng: ở điểm bất kì, ở vô cực, ở cực cận và biết áp dụng các công thức đó để giải bài toán.

Nhìn chung học sinh đã đảm bảo được thời gian hoa ̣t đô ̣ng cho toàn bô ̣ tiết ho ̣c.

* BÀI “KÍNH THIÊN VĂN”

Tiết thực nghiệm thứ 3, học sinh đã quen với phương pháp dạy học theo góc do đó các em đã hoàn thành nhiệm vụ nhanh và đạt được tất cả các mục tiêu đề ra.

* Trong quá trình học:

- Góc trải nghiệm: Học sinh đã tiến hành được thí nghiệm ảo trên máy vi tính để quan sát được các vật ở rất xa, trong cả trường hợp ngắm chừng ở điểm bất kì và ngắm chừng ở vô cực. Thông qua thí nghiệm, học sinh đã dựng được mô hình kính thiên văn khúc xạ, sự tạo ảnh của vật ở rất xa qua kính thiên văn khúc xạ; sơ bộ hiểu nguyên tắc cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ.

-Góc vận dụng: Ban đầu, tất cả học sinh gặp khó khăn trong việc xác định

góc trông trực tiếp vật 0. Sau khi được giáo viên hướng dẫn nhìn sơ đồ xác định

góc trông trực tiếp vật 0, các em đều tự xây dựng được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khúc xạ khi ngắm chừng ở vô cực.

89

-Góc thiết kế 1: Nhiệm vụ tại góc này là các “nhiệm vụ mở”, do đó học sinh rất hào hứng. Các em sôi nổi đưa ra các mô hình kính thiên văn khác nhau, hiện thực hoá ý tưởng với phần mềm Quang học –mô phỏng và thiết kế . Sau đó các em tranh luận sôi nổi xem mô hình nào có tác dụng dùng để quan sát các vật ở rất xa. Hơn cả mong đợi của giáo viên, một nhóm học sinh không những đưa ra

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương Mắt và các dụng cụ quang học Chương trình Vật lí 11 nâng cao (Trang 86 - 114)