Câu 0,2 điểm/câu

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan tại khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội Đại học Thái Nguyên (Trang 77 - 80)

- Một bộ câu hỏi trong đó mỗi câu hỏi đều kèm theo các phương án trả

3 câu 0,2 điểm/câu

được nhập vào máy tính và phân tích bằng phần mềm Quest theo mô hình lý thuyết khảo thí hiện đại, đề trắc nghiệm cuối cùng sẽ bao gồm 50 câu hỏi chứa đựng các mức độ khó dễ khác nhau, phù hợp mục tiêu học phân đề ra và đảm bảo rằng có đủ các mức năng lực đã nêu trong học phần này.

Bảng 3.1: Bảng trọng số của học phần “Sinh lý thực vật” Mục tiêu

Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng

Chƣơng 1: Sinh lý tế bào thực vật. 3 câu 0,2 điểm/câu 4 câu 0,2 điểm/câu 2 câu 0,2 điểm/câu 9

Chƣơng 2: Sự trao đổi nước ở thực vật. 3 câu 0,2 điểm/câu 3 câu 0,2 điểm/câu 1 câu 0,2 điểm/câu 7

Chƣơng 3: Quang hợp. 2 câu

0,2 điểm/câu

3 câu 0,2 điểm/câu 0,2 điểm/câu

2 câu

0,2 điểm/câu 7

Chƣơng 4: Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật. 3 câu 0,2 điểm/câu 5 câu 0,2 điểm/câu 2 câu 0,2 điểm/câu 10

69

Chƣơng 5: Hô hấp thực vật. 2 câu

0,2 điểm/câu

3 câu 0,2 điểm/câu 0,2 điểm/câu

3 câu

0,2 điểm/câu 8

Chƣơng 6: Sinh trưởng và phát triển thực vật. 2 câu 0,2 điểm/câu 4 câu 0,2 điểm/câu 3 câu 0,2 điểm/câu 9 Tổng số câu hỏi 15 22 13 50

Tổng điểm (thang điểm 10) 3 điểm 4,4 điểm 2,6 điểm 10 Bƣớc 4: Viết câu hỏi thi:

Căn cứ vào bảng trọng số, các GV tiến hành soạn câu hỏi TNKQ bao trùm nội dung của các chương với các mức độ nhận thức khác nhau. Hệ thống câu hỏi được soạn thảo theo đúng trình tự và theo đặc điểm của từng loại câu hỏi đã được bồi dưỡng (xem mục 1.5).

Bƣớc 5: Xem lại câu hỏi thi lần 1:

Các GV tổ chức rà soát lại từng câu hỏi và đưa ra các ý kiến xây dựng để các câu hỏi có chất lượng hơn, dựa trên các yêu cầu:

- Mục tiêu kiến thức, kỹ năng thông qua 3 mức độ: biết, hiểu và vận dụng. - Nội dung: các câu hỏi có bao phủ kín chương trình học không?

- Sự cân đối của đề thi: thời gian, số lượng, độ khó… - Xác suất trả lời đúng của SV.

- Chất lượng của từng câu hỏi.

Bƣớc 6: Thử nghiệm: Tổ chức thử nghiệm đề thi, yêu cầu:

- 59 sinh viên chia làm 02 phòng, mỗi phòng có 02 cán bộ coi thi giám sát việc làm bài của thí sinh.

- Những quy định và yêu cầu làm bài thi được cán bộ coi thi hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.

- Mỗi sinh viên được bố trí ngồi 1 bàn và được phát 1 đề trắc nghiệm và 1 phiếu trả lời.

- Hết giờ thi, toàn bộ đề và phiếu trả lời được thu về nhằm tránh bị lộ ra ngoài.

Kết quả thử nghiệm: Sau khi thu bài, các GV tổ chức chấm thi theo đáp án và thang điểm đã xây dựng trong bảng 3.1. Kết quả thu được như sau:

70

Bảng 3.2. Kết quả thi thử nghiệm học phần “Sinh lý thực vật” STT Kết quả thi (điểm) Phân loại Số thí sinh đạt đƣợc

1 1 Kém 0 2 2 0 3 3 Yếu 0 4 4 8 5 5 Trung bình 17 6 6 19 7 7 Khá 9 8 8 6 9 9 Giỏi 0 10 10 0 Tổng 59

Dữ liệu ở bảng trên cho các thông tin sau:

Kết quả có nhiều thí sinh đạt nhất: điểm 6 có 19 thí sinh đạt được – mode. Điểm tối đa: 8 điểm - có 6 thí sinh đạt được.

Điểm tối thiểu: 4 điểm - có 8 thí sinh đạt được. Khoảng biến thiên từ 4 điểm đến 8 điểm.

Hình 3.1. Kết quả thi thử nghiệm học phần “Sinh lý thực vật”

8 17 19 17 19 9 6 0 5 10 15 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Kết quả thi S t h í s in h đ t đ ư c

71

Bƣớc 7: Phân tích câu hỏi và bài thi:

Để đảm bảo độ tin cậy cho phép mỗi đề thi trắc nghiệm khách quan phải có ít nhất 30 câu hỏi. Đề thi thử nghiệm này với 50 câu hỏi đã được biên soạn theo bảng trọng số (bảng 3.1). Qua sự phân bố ở bảng 3.1 cho thấy:

- Với số lượng 50 câu hỏi cho thấy số lượng câu hỏi vừa đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy và hợp lý.

- Số lượng câu hỏi đã phân bố đều cho tất cả các chương và ở tất cả các mục tiêu cần đánh giá. Sinh viên không thể xem nhẹ phần nào, không thể học tủ, học lệch.

- Số lượng câu hỏi trên phạm vi kiến thức rộng nên sinh viên không có cơ hội và thời gian quay cóp hoặc trao đổi bài trong khi thi.

- Đề phát ra cho SV, không cho SV nhìn bài và trao đổi. - Thời gian làm bài trung bình 1,2 phút/ 01 câu.

- Câu trả lời đúng tính theo thang điểm quy định, câu trả lời sai 0 điểm.

Phân tích, đánh giá câu hỏi và bài thi trắc nghiệm

Sau khi thu lại toàn bộ bài làm của thí sinh, chúng tôi tiến hành làm các bước sau:

- Nhập số liệu vào SPSS: các phương án trả lời của SV đối với từng câu hỏi thi đều được nhập vào máy tính (sử dụng phần mềm SPSS).

- Làm sạch số liệu: kiểm tra lại xem có nhập sai hoặc bỏ sót số liệu hay không.

- Lựa chọn phần mềm chuyên dụng: Có nhiều phần mềm phân tích dữ liệu bằng mô hình Rasch, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi sử dụng phần mềm QUEST. Chương trình chạy phần mềm QUEST được trình bày trong Phụ lục 3.4.

Phân tích dữ liệu bằng mô hình Rasch: Sau khi sử dụng phần mềm Quest, ta có các báo cáo thống kê về đặc tính của bài test như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan tại khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội Đại học Thái Nguyên (Trang 77 - 80)