Một số yêu cầu thống kê đối với câu hỏi và bài TNKQ

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan tại khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội Đại học Thái Nguyên (Trang 49 - 50)

- Một bộ câu hỏi trong đó mỗi câu hỏi đều kèm theo các phương án trả

1.6.3.Một số yêu cầu thống kê đối với câu hỏi và bài TNKQ

Độ khó và độ phân biệt của câu trắc nghiệm

Một số thống kê có thể chỉ ra những thuộc tính của câu hỏi thi, qua đó chúng ta biết được câu hỏi tốt và chưa tốt. Các nhà nghiên cứu (Crocker & Algina, 1986) đã phân loại các chỉ số thường được sử dụng trong phân tích định lượng như sau:

1- Những chỉ số mô tả sự phân bố trả lời của các thí sinh về một câu hỏi cụ thể (trung bình cộng và phương sai).

2- Những chỉ số mô tả mức độ của mối quan hệ giữa sự trả lời của học sinh về một câu hỏi và những tiêu chí cụ thể đang được quan tâm.

3- Những chỉ số liên quan đến phương sai của câu hỏi thi kiểm tra và mối liên hệ với những tiêu chí cụ thể.

Một thống kê thường được sử dụng để mô tả các thông số trên câu hỏi thi kiểm tra là giá trị p (độ khó của câu hỏi), phương sai, một số chỉ số phân biệt như hệ số tương quan point-biserial, hệ số tương quan biserial, hệ số tương quan phi. Mỗi chỉ số thống kê này đều quan trọng với những mục tiêu cụ thể khi phân tích câu hỏi thi kiểm tra.

Trong những bài kiểm tra TNKQ dùng trong lớp học, giáo viên thường quan tâm đánh giá câu hỏi qua hai đại lượng là độ khó và độ phân biệt của câu trắc nghiệm. Khi soạn xong một câu hoặc một bài trắc nghiệm người soạn chỉ có thể ước lượng độ khó hoặc độ phân biệt của nó bằng cảm tính. Độ lớn của các đại lượng đó chỉ có thể tính được cụ thể bằng phương pháp thống kê sau lần trắc nghiệm thử trên một mẫu thí sinh, dựa vào kết quả thu được từ các câu trắc nghiệm và bài làm của thí sinh.

Để xác định độ khó, độ phân biệt thường được tiến hành như sau: chia mẫu học sinh tham gia làm bài kiểm tra thành 3 nhóm :

+ Nhóm điểm cao H: Từ 25% đến 27% số học sinh đạt điểm cao nhất. + Nhóm điểm thấp L: Từ 25% đến 27% số học sinh đạt điểm thấp nhất.

41

+ Nhóm điểm trung bình M: Từ 46% đến 50% số học sinh còn lại.

Tuy nhiên, nếu trong lớp học với số lượng học sinh không đông, có thể chỉ chia thành hai nhóm: nhóm điểm thấp (50%) và nhóm điểm cao (50%).

Độ khó của câu hỏi (giá trị p, 0 < p < 1) bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm trên tổng số thí sinh tham gia trả lời câu hỏi.

(%) 100     N N N N p H M L Trong đó:

N: tổng số học sinh tham gia làm bài kiểm tra

NH: tổng số học sinh ở nhóm cao trả lời đúng câu hỏi. NL: tổng số học sinh ở nhóm thấp trả lời đúng câu hỏi.

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan tại khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội Đại học Thái Nguyên (Trang 49 - 50)