2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội với mục tiêu trở thành một Trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước. Theo Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) để tiếp tục xây dựng thành trường Đại học Sư phạm trọng điểm của cả nước.
Truyền thống của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) gắn với lịch sử hình thành và phát triển của những trường ĐH tiêu biểu ở Việt Nam trong suốt bề dày của thế kỷ XX, bắt đầu từ trường đại học Đông Dương (16/5/1906) có cơ sở tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Đây là trường ĐH kiểu hiện đại đầu tiên ở Việt Nam (thời kỳ Pháp thuộc) được tổ chức theo mô hình trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực. Xét về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật và chương trình đào tạo, ĐHQGHN ngày nay là sự nối tiếp truyền thống và uy tín của các trường đại học lớn ở Việt Nam từ Đại học Đông Dương (1906), Đại học Quốc gia Việt Nam (1945) đến Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956) và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ sau này (1967).
Ngày 1/2/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP về Đại học Quốc gia. Đây là mốc lịch sử đánh dấu giai đoạn phát triển mới về quy mô và chất lượng của ĐHQGHN- một Trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng
36
dụng khoa học- công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao hàng đầu, đóng vai trò nòng cốt của hệ thống giáo dục đại học của cả nước.
Ngày 12/2/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia, khẳng định và tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các Đại học Quốc gia trong nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là đào tạo, nghiên cứu khoa học- công nghệ, tổ chức cán bộ, kế hoạch - tài chính và hợp tác quốc tế.
Hiện tại, ĐHQGHN có trên 60 ngành học được đào tạo theo hai loại hình: hệ chính quy tập trung và hệ không tập trung. Bên cạnh hệ thống đào tạo đại học, hệ thông các khối, lớp chuyên và hệ đào tạo sau đại học với trên 100 chuyên ngành cũng đang phát triển một cách vững chắc, có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp gaios dục của đất nước. Ngoài phạm vi Hà Nội, ĐHQGHN còn tổ chức đào tạo hoặc phối hợp đào tạo ở các bậc đại học, cao học cho nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển ĐHQGHN, một mô hình trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà đã được khẳng định.
2.1.2. Tổ chức bộ máy
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của ĐHQGHN
HỘI ĐỒNG ĐHQGHN
GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
và các HĐKH ngành, liên ngành
37
- Bộ máy lãnh đạo cao nhất của ĐHQGHN là Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và các phó Giám đốc
- Giúp việc cho Ban Giám đốc gồm: Văn phòng và 7 Ban chức năng của ĐHQGHN.
- Các đơn vị đào tạo gồm: 5 trường đại học, 5 khoa trực thuộc và 2 trung tâm: Trung tâm GDQP và Đào tạo, Trung tâm Bồi dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị.
- Các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học gồm: 2 Viện và 5 Trung tâm nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Các đơn vị phục vụ sản xuất và dịch vụ gồm: 10 đơn vị có nhiệm vụ phục vụ và cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong đó có Trung tâm Thông tin-Thư viện.
- Bên cạnh hệ thống tổ chức về chính quyền còn có hệ thống tổ chức về Đảng, Đoàn Thanh niên, Công đoàn.
Các đơn vị hành chính, các tổ chức đoàn thể đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng uỷ và Ban Giám đốc ĐHQGHN.
2.1.3. Cơ chế quản lý ở ĐHQGHN
Theo Quy chế và tổ chức hoạt động của ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ ban hành, ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:
1) Đại học Quốc gia Hà Nội là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy.
Văn phũng và cỏc ban chứcnăng
Các đơn vị NCKH (viện, trung tâm nghiên cứu khoa học)
Các đơn vị phục vụ sản xuất, dịch vụ Các đơn vị đào tạo
(trƣờng đại học, khoa trực thuộc, trung tâmđào tạo)
38
2) Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên, các khoa, Trung tâm nghiên cứu trực thuộc ĐHQGHN có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
3) Các khoa, phòng nghiên cứu thuộc trường đại học, viện nghiên cứu.
Đại học Quốc gia Hà Nội hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Giám đốc ĐHQGHN(đồng thời là Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN) và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu thuộc ĐHQGHN do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc ĐHQGHN. Các Phó Hiệu trưởng, Phó viện trưởng và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc khác do Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm.