học chế tín chỉ
1.4.1. Vài nét về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
Sau 20 năm đổi mới và 5 năm thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”, giáo dục đại học nước ta đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng hoá về loại hình và các hình thức đào tạo, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy động được nhiều nguồn lực xã hội. Chất lượng giáo dục ĐH ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở GDĐH có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu trên của GDĐH chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cấu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới...[15]
Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, GDĐH nước ta phải đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện. Tại phiên họp chính phủ tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đó quyết nghị về "Đề án đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam" với nhiều nội dung mới, trong đó có nhiệm vụ cần làm ngay và phải hoàn thành trong vũng từ 3 đến 5 năm tới là: chuyển các cơ sở giáo dục ĐH đang đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC), xây dựng quy trỡnh đào tạo mềm dẻo và liên thông.
HCTC là một hỡnh thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng vỡ nú phõn chia kiến thức đào tạo thành những đơn vị học tập mà sinh viên (SV) có thể tự sắp xếp để tích lũy được ở những thời gian và không gian khác nhau. Tùy điều kiện của mỗi người, người học có thể học nhanh hơn hay muộn hơn so với tiến độ bỡnh thường, có thể thay đổi chuyên ngành học ngay giữa tiến trỡnh học tập mà khụng phải học lại từ đầu. Chính nhờ học theo HCTC nên chỉ trong một thời gian ngắn, một sinh viên Mỹ gốc Việt là Nguyễn Tuệ ở Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đó lấy được 5 bằng ĐH và trở thành một người có kiến thức tổng hợp rất nhiều lĩnh vực.
30
HCTC cũn tạo ra một "ngụn ngữ chung" giữa cỏc trường ĐH, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi SV giữa các trường trong nước và trên thế giới, rất thuận lợi trong các chương trỡnh đào tạo liên kết.
Đồng thời đào tạo theo HCTC sẽ hạn chế được tỡnh trạng dạy và học theo lối kinh viện (điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy nhanh quá trỡnh hội nhập thế giới). Đây là một phương thức đào tạo đem lại hiệu quả giáo dục cao, tạo tính mềm dẻo và khả năng thích ứng, hơn nữa cũng tạo được hiệu quả cao về quản lý và giảm được giá thành đào tạo.
1.4.2. Tín chỉ, đào tạo theo hệ thống tín chỉ
1.4.2.1. Tín chỉ:
Tín chỉ (credit)trong giáo dục được xác lập như một đơn vị đo lường của những yêu cầu về năng suất học tập, về trình độ học vấn hay những đòi hỏi về lượng thời gian trong một quá trình học tập.
Định nghĩa chính thức về tín chỉ phổ biến ở Mỹ và một số nước như sau: Khối lượng học tập gồm 1 tiết học lý thuyết (50 phút) trong một tuần lễ và kéo dài 1 học kỳ (15 - 18 tuần) thì được tính 1 tín chỉ. Các tiết học loại khác như: thực tập thí nghiệm, đi thực địa, vẽ, nhạc, thực hành nghệ thuật, thể dục v.v… thì thường cứ 3 tiết trong một tuần kéo dài 1 học kỳ được tính 1 tín chỉ.
Ngoài định nghĩa trên, người ta còn quy định: để chuẩn bị cho 1 tiết trên lớp, SV phải bỏ ra ít nhất 2 giờ làm việc ở ngoài lớp.
Để đạt bằng cử nhân (Bachelor), SV thường phải tích luỹ đủ 120-136 tín chỉ (Mỹ), 120-135 tín chỉ (Nhật Bản), 120-150 tín chỉ (Thái Lan), v.v.. Để đạt bằng thạc sỹ (Master) SV phải tích luỹ 30-60 tín chỉ (Mỹ), 30 tín chỉ (Nhật Bản), 36 tín chỉ (Thái Lan), v.v… Theo ECTS của EU người ta quy ước khối lượng lao động học tập ước chừng của một SV chính quy trung bình trong 1 năm học được tính bằng 60 tín chỉ.
Một định nghĩa nữa về tín chỉ được các nhà quản lí và các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam biết đến nhiều nhất là của học giả người Mĩ gốc Trung Quốc James Quann thuộc Đại học Washington. Trong buổi thuyết trỡnh về hệ thống đào tạo theo tín
31
chỉ tại Đại học Khoa học Công Nghệ Hoa Trung, Vũ Hán mùa hè năm 1995, học giả James Quann trỡnh bày cỏch hiểu của ụng về tớn chỉ như sau:
Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bỡnh thường để học một môn học cụ thể, bao gồm: (1)thời gian lờn lớp; (2) thời gian ở trong phũng thớ nghiệm, thực tập hoặc cỏc phần việc khỏc đó được quy định ở thời khóa biểu; và (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài...
Đối với các môn học lí thuyết một tớn chỉ là một giờ lờn lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và kộo dài trong một học kỡ 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phũng thớ nghiệm, ớt nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần. (Bản dịch của Bộ giáo dục và Đào tạo).
Từ định nghĩa trên, kết hợp với nghiên cứu những định nghĩa khác về tín chỉ và thực tế đào tạo của đơn vị, tín chỉ theo cách hiểu của ĐHQGHN được cụ thể hóa như sau:
Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng lao động học tập trung bỡnh của người học, tức là toàn bộ thời gian mà một người học bỡnh thường phải sử dụng để học một môn học, bao gồm:
(1). Thời gian học tập trên lớp
(2). Thời gian học tập trong phũng thớ nghiệm, thực tập hoặc làm cỏc phần việc khác đó được quy định trong đề cương môn học .
(3). Thời gian dành cho việc tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài.
Một tín chỉ(a credit) và một giờ tín chỉ(a credit hour) là hai khái niệm có nội dung khác nhau. Theo đó, một tín chỉ gồm 15 giờ tín chỉ, thực hiện trong một học kỡ, kộo dài 15 tuần, mỗi tuần 01 giờ tớn chỉ.
Giờ tín chỉ (credit hour): có 3 kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Theo đó, một giờ tín chỉ lên lớp bao gồm 1 tiết (50 phút) giáo viên giảng bài và 2 tiết sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở nhà; một giờ tín chỉ
32
thực hành bao gồm 2 tiết giáo viên hướng dẫn, điều khiển và giúp đỡ sinh viên thực hành, thực tập và và 1 tiết sinh viên tự học, tự chuẩn bị; và một giờ tín chỉ tự học bao gồm 3 tiết sinh viờn tự học, tự nghiờn cứu, tự thực hành theo những nội dung giỏo viờn giao và những gỡ sinh viờn thấy cần phải nghiờn cứu hoặc thực hành thờm (những hoạt động học tập này có thể được thực hiện ở nhà hoặc ở trong phũng thớ nghiệm, trong thư viện, v.v.). Ba kiểu giờ tín chỉ này được coi là có giá trị ngang nhau. [35]
Ở nước ta, theo quy định của Bộ GD&ĐT, một sinh viên để đạt được bằng cử nhân phải tích luỹ được tối thiểu 140 tín chỉ, bằng thạc sỹ từ 50 - 60 tín chỉ.
1.4.2.2. Dạy và học theo học chế tín chỉ
Đào tạo theo HCTC hướng đến sự thay đổi lớn phương cách, thói quen dạy - học của người dạy lẫn người học. Mục đích của đào tạo theo HCTC là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trỡnh dạy - học. Với hỡnh thức này, người học phải tham gia học tập với thái độ tích cực và chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và quản lý thời gian, chủ động lựa chọn môn học, giáo viên, giờ học.. Vào đầu mỗi học kỳ, SV được đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một chuyên môn chính (major) nào đó. Sự lựa chọn các môn học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên học các môn liên ngành nếu họ thích. SV không chỉ giới hạn học các môn chuyên môn của mình mà còn cần học các môn học khác lĩnh vực. Chẳng hạn, SV các ngành KHTN & kỹ thuật vẫn cần phải học một ít môn KHXH&NV và ngược lại. Học tập theo HCTC đòi hỏi SV phải nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu, họ phải chủ động tỡm kiếm và tham khảo cỏc tài liệu chuyên ngành và liên ngành, thích hợp với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ.
HCTC giảm khối lượng giờ giảng trên lớp, khuyến khích tự học. Chuyển sang HCTC, giảng viên phải giảm thời lượng dạy trên lớp, thay đổi phương pháp để kích thích tính chủ động và sáng tạo của người học, rất khó khăn với đa số giảng viên chỉ quen phương cách đọc - chép lâu nay. Để chuẩn bị cho các hỡnh thức giờ dạy tín chỉ, công việc của người giảng viên rất năng nề: ngoài việc xây dựng đề cương môn học, phải tỡm kiếm, khai thỏc tin, tài liệu tham khảo trờn web, trong thư viện để phục vụ
33
cho bài giảng của mỡnh và giới thiệu cho sinh viờn tỡm đọc. Muốn nâng cao chất lượng giờ giảng, bài giảng, đồng thời thu hút người học đũi hỏi giảng viờn phải khụng ngừng tỡm tũi bổ sung kiến thức mới, đổi mới cách thức truyền đạt kiến thức tạo hứng thú học tập và sáng tạo của sinh viên. Có thể nói, việc sinh viên đăng ký học như thế nào và cỏc ý kiến đánh giá phản hồi của sinh viên cũng được coi là một tiêu chí đánh giá giảng viên.
1.4.3. Yêu cầu đối với hoạt động thông tin-thư viện phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ
Sự chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động TT-TV ở các trường ĐH, đòi hỏi thư viện cũng phải cải tiến phương thức hoạt động của mình để đáp ứng với sự chuyển đổi đó.
Để trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình học tập của sinh viên và giảng dạy của đội ngũ giảng viên trong đào tạo theo tín chỉ, các cơ quan thông tin thư viện đại học cần thực hiện một số yêu cầu sau:
* Về cơ sở vật chất:
- Mở rộng diện tích các phòng đọc, có các khu vực khác nhau theo yêu cầu học tập nghiên cứu của bạn đọc. Tổ chức các phòng học, phòng thảo luận nhóm cho sinh viên và phòng đọc cho cán bộ, giảng viên.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các hoạt động TT-TV: Hiện đại hoá có hệ thống các trang thiết bị có thể truy cập, phân phối thông tin trong và ngoài trường đại học, hỗ trợ khả năng cung cấp thông tin đa nguồn, đa dịch vụ, mọi lúc, mọi nơi kể cả từ Internet.
* Về nguồn lực thông tin và dịch vụ cung cấp thông tin:
- Thống nhất quản lý nguồn tài nguyên thông tin của toàn trường;
- Tăng cường cả về lượng và chất của nguồn lực thông tin, cung cấp đầy đủ nguồn học liệu phục vụ dạy và học theo tín chỉ.
34
- Cấu trúc, tổ chức lại nguồn lực thông tin theo nhiều cách khác nhau để có thể khai thác chúng theo nhiều phương thức khác nhau, nhằm thoả món nhu cầu tin của bạn đọc/ người dùng tin (NDT) một cách đầy đủ nhất.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, đáp ứng tối đa yêu cầu tỡm kiếm tài liệu ngày càng gia tăng của NDT.
- Cung cấp thờm cỏc hỡnh thức tổ chức phục vụ bạn đọc mới, tiên tiến và hiện đại, tạo ra nhiều điểm tiếp cận tài liệu, điểm truy cập thông tin đa dạng, phong phỳ cho NDT.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo người dùng tin. Cung cấp cho NDT các kiến thức về thư viện và kỹ năng sử dụng thư viện một cách hiệu quả để phục vụ công việc học tập, nghiên cứu.
* Về đội ngũ cán bộ TT-TV:
- Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ thư viện cao, có khả năng nắm bắt các nguồn thông tin ngày càng phong phú, đa dạng, đồng thời có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin nhằm hướng dẫn tư vấn thông tin cho người đọc, người dùng tin.
- Có kiến thức về CNTT, có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại và thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.
- Có năng lực tổ chức, quản lý và vận hành hoạt động TT-TV hiện đại.
35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƢ VIỆN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI