Thiết kế giáo án dạy học truyện ngắn“Chí Phèo”của Nam Cao

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn (Trang 63 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Thiết kế giáo án dạy học truyện ngắn“Chí Phèo”của Nam Cao

Ngày soạn:

Lớp dạy: 11(Nâng cao) THPT A. Yêu cầu cần đạt.

1.Về nội dung kiến thức

- Giúp học sinh thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Thấy được những nét độc đáo, mới mẻ của Nam Cao trong việc thể hiện bi kịch của người nông dân trước cách mạng. Hiểu được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao trong tác phẩm thể hiện qua các phương diện: đề tài, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật.

2.Về kĩ năng

Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản từ những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà văn thể hiện qua các phương diện: đề tài, cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.

3. Về thái độ

Giáo dục cho các em :

- Biết cảm thông, thương xót đối với những những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người.

- Lên án, tố cáo xã hội thực dân phong kiến với nhiều bất công, ngang trái đã chà đạp, vùi dập khát vọng sống lương thiện của những người dân lành.

B. Phương tiện thực hiện

- Tuyển tập Nam Cao, tập 1,2 - Hà Minh Đức biên soạn. NXB văn học 2002.

- Nam Cao về tác gia và tác phẩm- Bích Thu biên soạn và tuyển chọn. NXB

Giáo dục, 1998.

C. Phương pháp dạy học: sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. - Đọc diễn cảm

- Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh - Phối hợp giảng và bình

- Tích hợp với kiến thức văn học sử, kiến thức lí luận văn học - So sánh, đối chiếu để mở rộng, khắc sâu kiến thức.

D. Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV hướng dẫn học sinh tìm

hiểu phần tiểu dẫn.

Hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, em hãy cho biết tác phẩm “Chí Phèo” được viết trong hoàn cảnh nào?

- HS trả lời

- GV nhận xét, khái quát lại những nét chính:

Hỏi: Tác phẩm đã trải qua mấy lần đổi tên?

Vì sao nhà xuất bản lại đổi tên thành “ Đôi lứa xứng đôi”?

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh ra đời

Xã hội thực dân phong kiến đầy rẫy bất công, ngang trái đã gây bao đau khổ cho người dân, đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường tha hóa, không lối thoát. Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng quê mình ông đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tăm tối, ngột ngạt.

2. Nhan đề tác phẩm

- Lúc mới ra đời truyện có tên là “Cái lò

gạch cũ” - hình ảnh cái lò gạch cũ xuất

hiện ở phần đầu và lặp lại ở phần cuối tác phẩm → vòng đời luẩn quẩn của những nạn

- HS trả lời:

- GV nói thêm: Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, tư tưởng lãng mạn vẫn còn ảnh hưởng trong tư tưởng bạn đọc. NXB đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi” nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, tạo ra sự hấp dẫn, ăn khách. Người đọc thưởng thức tác phẩm một cách thích thú nhưng rất hời hợt và có phần sai lệch. Họ thích thú với câu chuyện tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở chứ chưa nhận ra giá trị đích thực của tác phẩm.

- GV hướng dẫn học sinh đọc một số đoạn tiêu biểu

nhân trong xã hội cũ.

- Năm 1941, khi in thành sách lần đầu NXB Đời mới tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”

→ Cách đặt tên dựa vào mối tình giữa Chí Phèo và Thị Nở. Nhan đề này mang tính giật gân, gây sự tò mò, phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng đương thời. Nhan đề đó hoàn toàn vì mục đích thương mại chứ không gắn với nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Năm 1946 khi in lại trong tập “Luống cày” tác giả lại đổi lại thành “Chí Phèo”.

Tên gọi này xác thực nhất gắn với cuộc đời của nhân vật chính, chứa đựng nội dung tư tưởng của tác phẩm.

II. Đọc – hiểu

1. Đọc văn bản

- Yêu cầu: đọc đúng quy tắc ngữ pháp, ngắt nghỉ theo hệ thống dấu câu. Với những đoạn đặc sắc kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác giả cần hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng điệu của văn bản. - Đoạn mở đầu là sự đan xen nhiều giọng điệu, cần đọc kĩ, đọc đúng để nhận ra từng giọng điệu riêng: giọng khách quan, dửng dưng lạnh lùng của tác giả, giọng bực tức, uất ức hay cay đắng, xót xa cho thân phận

Hỏi: Có thể tóm tắt tác phẩm theo những cách nào? - Gọi học sinh tóm tắt - GV nhận xét, bổ sung. Hỏi: Tác phẩm đề cập đến đề tài gì? So sánh với một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời viết về đề tài này( Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan)?

mình của Chí Phèo. Giọng thờ ơ, dửng dưng của dân làng Vũ Đại.

- Chú ý đọc đúng giọng của Bá Kiến; từ giọng quát rất sang đến tiếng cười giòn giã, giọng nhẹ nhàng ngon ngọt khi dụ dỗ Chí Phèo để làm nổi bật bản chất nham hiểm, xảo quyệt, vừa ranh ma, lọc lõi khôn ngoan của Bá Kiến.

- Đọc với giọng khách quan, lạnh lùng đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của Chí Phèo và Thị Nở; giọng chân thành thiết tha, xúc động đoạn văn miêu tả tâm trạng của Chí sau khi thức tỉnh.

2. Tóm tắt tác phẩm

- Theo cuộc đời Chí Phèo - Theo bố cục văn bản.

3. Tìm hiểu văn bản. 3.1. Đề tài

- Người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa → đề tài quen thuộc, xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nam Cao viết về người nông dân. Song ở đây Nam Cao không đi sâu vào nỗi khổ về vật chất do nạn sưu thuế, nạn chiếm đoạt ruộng đất, thiên tai địch họa gây nên mà ở “Chí

Phèo” nhà văn tập trung thể hiện nỗi đau

đớn về mặt tinh thần, phản ánh tình trạng người nông dân lương thiện bị xã hội tàn

Hỏi: Em có nhận xét gì về cốt truyện?

Hỏi: Trong truyện tác giả đã xây dựng những kiểu kết cấu nào?

phá về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính, do đó bị phủ nhận giá trị, tư cách làm người.

3.2. Cốt truyện, kết cấu

a. Cốt truyện

Cốt truyện sinh động, hấp dẫn, đan xen chồng chéo nhiều cuộc đời, nhiều số phận, thể hiện nhiều tầng bi kịch. Từ câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo từ lúc sinh ra, bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ cho đến khi giết Bá Kiến rồi tự sát, tác phẩm đã dựng lên bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng với những mâu thuẫn chồng chéo, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa về số phận của người nông dân, vấn đề giai cấp trong xã hội cũ với những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp.

b. Kết cấu

- Kết cấu đi thẳng vào vấn đề trung tâm của tác phẩm: mở đầu truyện là hình ảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi gây ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của người đọc, báo hiệu số phận bất hạnh của người dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa lưu manh hóa, bị xã hội khinh bỉ, gạt bỏ ra ngoài cộng đồng, Chí khao khát được giao tiếp với đồng loại nhưng không được xã hội thừa nhận.

- Kết cấu vòng tròn, đầu cuối tương ứng: Hình ảnh chiếc lò gạch cũ xuất hiện ở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm gây ám ảnh người đọc. Hình ảnh đó vừa có ý nghĩa mở đầu và kết thúc, khép lại cuộc đời của một kẻ khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến, vừa như dự báo về sự xuất hiện của một kiếp người mà số phận chắc chắn sẽ còn nhiều thê thảm hơn. Bằng kiểu kết cấu vòng tròn này, Nam Cao muốn nói rằng, chừng nào xã hội còn nhiều bất công, vô nhân đạo, còn những thành kiến, định kiến phi lý, đầy tồi tệ thì chừng ấy vẫn còn tồn tại hiện tượng Chí Phèo.

- Kiểu kết cấu lắp ghép: sắp xếp, tổ chức lại thời gian, tạo nên sự luân phiên giữa các cảnh với nhau, nhờ vậy những cảnh đời, những số phận cứ liên tiếp hiện ra ngỡ như không liên quan gì đến nhau nhưng kì thực nó được tổ chức theo mạch hồi tưởng, suy nghĩ bên trong của nhân vật.

- Kết cấu theo quy luật phát triển tâm lý nhân vật.

→ Như vậy trong truyện ngắn “Chí Phèo”

Nam Cao đã kết hợp linh hoạt nhiều kiểu kết cấu, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tác phẩm thể hiện sự cách tân

Hỏi: Em ấn tượng với nhân vật nào nhất? Vì sao?

Hỏi: Theo em có thể chia cuộc đời của Chí Phèo thành mấy giai đoạn?

GV nhận xét, khái quát:

Hỏi: Chí Phèo có lai lịch như thế nào?

Hỏi: Trước khi đi tù Chí Phèo là một người như thế nào?

của Nam Cao trong nghệ thuật tổ chức kết cấu. Xây dựng những kết cấu đa tầng ý nghĩa, kết cấu nhiều tuyến đan xen. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.

3.3. Xây dựng nhân vật độc đáo với nhiều tính cách, nhiều giọng điệu.

a. Hình tượng Nhân vật Chí Phèo

- Cuộc đời của Chí được chia làm 3 giai đoạn:

+ Tù lúc ra đời cho đến lúc Chí bị đẩy vào tù

+ Từ lúc Chí ra tù đến khi gặp Thị Nở + Tù khi bị Thị Nở khước từ tình yêu tới khi Chí đâm Bá Kiến rồi tự sát.

a1. Trước khi đi ở tù

- Lai lịch: là một đứa con hoang bị bỏ rơi, được người ta nhặt được đem cho, đem bán rồi sau đó bơ vơ không nơi nương tựa. Lai lịch của Chí báo hiệu một cuộc đời nhiều bất hạnh.

- Năm 20 tuổi Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến.

- Là một con người hiền lành, chất phác, giàu lòng tự trọng: khi bị bà Ba nhà Bá Kiến gọi vào bóp chân Chí thấy nhục hơn là thấy thích.

Hỏi: Sự kiện gì xảy ra đã làm thay đổi cuộc đời Chí?

GV bình để khắc sâu

dị, êm đềm: “một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng…”

→ Trước khi đi ở tù Chí là một người nông dân hiền lành, lương thiện và giàu lòng tự trọng. Ở một xã hội bình thường những con người như thế hoàn toàn có thể sống yên ổn.

* Chí bị bắt đi tù:bị tước quyền công dân. + Nguyên nhân: do cái ghen vu vơ của Bá Kiến: “có người bảo ông lí ghen với anh canh điền khỏe mạnh mà sợ bà Ba không dám nói…chỉ biết có một hôm Chí bị người ta giải huyện, rồi nghe đâu Chí phải đi ở tù”.

→ Chỉ vì cái ghen vu vơ của Bá Kiến, vì sự ích kỉ nhỏ nhen của Bá Kiến mà cuộc đời Chí Phèo lại chuyển sang một hướng khác: từ một người hiền lành, lương thiện trở thành một tên côn đồ, lưu manh, trượt dài trên con đường tha hóa → Lên án sự tàn ác, vô trách nhiệm của xã hội thực dân phong kiến trước số phận của con người và thấy được sự bất công trong xã hội cũ, thân phận nhỏ bé của những người dân nghèo không địa vị.

Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Chí? Em hình dung như thế nào về ngoại hình của Chí qua cách miêu tả của Nam Cao?

Hỏi: Em có nhận xét gì về cách mở đầu truyện?

Thị Nở.

- Ngoại hình: cái đầu thì trọc lốc, răng trắng hớn, mặt đen và rất cơng cơng, mắt gườm gườm…→ nhà tù thực dân đã tước đi hình hài của một con người, nhào nặn nên hình hài một tên côn đồ, lưu manh.

- Hành động, ngôn ngữ, cử chỉ:

+ Uống rượu với thịt chó say khướt, không trả tiền còn dọa đốt quán.

+ Xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến gây sự, đập đầu, rạch mặt ăn vạ.

+ Triền miên trong cơn say, chửi bới: “cứ rượu xong là hắn chửi”, “những cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mông”.

→ Đây là những hành động hung hãn, côn đồ của kẻ lưu manh, bất cần đời. Mặt khác còn là ý thức phản kháng liều lính trong bế tắc và tuyệt vọng.

* Mở đầu bằng hình ảnh Chí Phèo vừa đi

vừa chửi, nhưng không ai đáp lại lời hắn gây tò mò, hứng thú với người đọc. Hành động đó bộc lộ tâm trạng uất hận, căm tức của một con người ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người. Mặt khác nó bộc lộ sự bất lực, bế tắc cô đơn đến tột độ của Chí, Chí thèm được giao tiếp, được đối thoại với mọi người.

Hỏi: Chi tiết “chỉ có 3 con chó đáp lại lời Chí” gợi cho em suy nghĩ gì?

GV bình

Hỏi: Sau khi ra tù Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? Động cơ của mỗi lần?

- Đáp lại lời Chí chỉ có 3 con chó → Kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, không được xã hội thừa nhận.

- Nghệ thuật kể, tả, biểu hiện tâm lí của tác giả thật đặc sắc: ngôn ngữ nửa trực tiếp, vừa kể, tả một cách khách quan, vừa như nhập thân vào nhân vật kể và nghĩ: “có hề gì! Trời có của riêng nhà nào”

“A ha, phải đấy…”

- Sau khi ra tù Chí phèo đến nhà Bá Kiến 3 lần:

+ Lần 1: đến rạch mặt, ăn vạ → Ý thức được đây là kẻ trực tiếp đẩy mình vào tù nhưng Chí vẫn sợ, chỉ bằng vài lời ngon ngọt và một đồng bạc Chí Phèo đã bị Bá Kiến mua chuộc. Đây là một hành động bản năng, tự phát của một con người, căm ghét, uất hận với kẻ thù của đời mình nhưng cuối cùng lại bị mua chuộc bởi chính kẻ thù của mình.

+ Lần 2: Chí đến xin Bá Kiến cho đi ở tù, thực chất là đến để đòi tiền. Lần này Chí trở thành tay sai đòi nợ cho Bá Kiến và ngày càng lấn sâu vào con đường tha hóa: đâm thuê, chém mướn, ngang ngược, ức hiếp phá hoại hạnh phúc của những người dân lương thiện.

Hỏi: em có nhận xét gì về quá trình tha hóa của Chí Phèo?

GV nói thêm: Trong nhiều tác phẩm Nam Cao đã xây dựng nên những nhân vật vốn hiền lành, lương thiện trở thành ngang ngược: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo, Lộ, Trạch Văn Đoành.

Hỏi: Điều gì đã làm Chí Phèo thức tỉnh?

+ Lần 3: Chí xách dao đến nhà Bá Kiên đòi làm người lương thiên, giết Bá Kiến rồi tự sát.

→ Khi Chí Phèo về làng Bá Kiến đã dùng những đồng tiền và lời nói ngon ngọt biến Chí thành tay sai đắc lực cho hắn. Chí càng ngập sâu vào vũng bùn tội lỗi, trở thành tên côn đồ, lưu manh, gieo giắc những nỗi sợ hãi, kinh hoàng cho người dân làng Vũ Đại. Cả làng Vũ Đại không còn coi hắn là người mà là “con quỷ dữ”. Cái thâm hiểm, ác độc của Bá Kiến là hắn không chỉ giết chết một con người lương thiện mà còn làm sống dậy một cái ác, biến Chí thành kẻ đâm thuê, chém mướn, thành tay sai đắc lực cho hắn. → Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn (Trang 63 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)