Kết quả dạy thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn (Trang 105 - 111)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Kết quả dạy thực nghiệm

Một số nhận xét:

Bài dạy học “Chí Phèo”“Đời thừa” của Nam Cao được phân phối trong chương trình Văn lớp 11 nâng cao, với mỗi bài là hai tiết dạy. Khi thiết kế bài dạy chúng tôi đã bám sát vào phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp trong dạy học tác phẩm văn học như: đọc diễn cảm, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu tác phẩm, kết hợp với biện pháp tích hợp, biện pháp so sánh, biện pháp giảng bình nhằm tổ chức giờ dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, thầy đóng vai trò là người định hướng, dẫn dắt học sinh tìm hiểu tác phẩm.

Sau khi thiết kế xong giáo án, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành dạy thực nghiệm. Từ những ý kiến của đồng nghiệp và kết quả dạy thực nghiệm có thể rút ra vài nhận xét:

Lớp Số học sinh Học sinh đạt yêu cầu Học sinh không đạt yêu cầu Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % 11D THPT Chu Văn An 36 32 88.9% 4 11.1% 11A2- THPT Việt Bắc 50 42 84% 8 16% Tổng số 86 74 86% 12 14%

- Về mặt nội dung kiến thức: Bài thiết kế giáo án đẩm bảo cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đáp ứng đầy đủ yêu cầu mà mục tiêu bài học đề ra.

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm “Chí Phèo”“Đời thừa” của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn, bài dạy thực nghiệm chú ý khám phá những phương diện biểu hiện phong cách nghệ thuật của Nam Cao biểu hiện trong hai tác phẩm “Chí Phèo”“Đời thừa”

như đề tài, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu để học sinh thấy được tài năng, phong cách độc đáo của Nam Cao thể hiện trong những tác phẩm này. Qua đó thấy được đóng góp to lớn của ông với nền văn học dân tộc.

Từ việc dạy học theo hướng tiếp cận trên, hiệu quả giờ dạy tăng lên rõ rệt, cả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đều được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo. Với sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh chủ động, tích cực khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, khắc phục được lối truyền thụ một chiều, tạo tâm lí thoải mái, hứng thú cho học sinh.

- Về phương pháp và biện pháp dạy học:

Bài soạn giảng trên đây đã chú ý phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp và biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học. Với sự tổ chức, điều khiển, dẫn dắt, định hướng của giáo viên, học sinh từng bước khám phá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Qua giáo án thiết kế và kết quả dạy thể nghiệm đã cho thấy tính khả thi của giáo án. Tỷ lệ học sinh hiểu và nắm được bài học là rất khá, học sinh đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm khác trong chương trình .

KẾT LUẬN

Nam Cao là nhà văn được đánh giá là một trong số ít những gương mặt nổi bật nhất của văn xuôi hiện đại, là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất của văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930-1945). Chỉ vẻn vẹn trong mười lăm năm cầm bút từ 1936 - 1951, số lượng tác phẩm Nam Cao để lại không phải là lớn nhưng chúng đã thực sự trở thành “mẫu số vĩnh hằng” trong nền văn học dân tộc. Nhiều tác phẩm của ông đã đạt tới “mẫu mực”, có sức sống lâu bền, làm rung động trái tim người đọc. “Chí Phèo”“Đời thừa” là những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của ông. Dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” “Đời thừa” của Nam Cao bên cạnh việc giúp học sinh tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật còn cần phải cho học sinh thấy được tài năng và cá tính sáng tạo của Nam Cao trong từng tác phẩm. Chỉ ra được những sáng tạo, mới mẻ của Nam Cao thể hiện trong “Chí Phèo”“Đời thừa” .

Qua thực tế khảo nghiệm về tình hình dạy học truyện ngắn “Chí Phèo”

“Đời thừa” của Nam Cao ở nhà trường phổ thông hiện nay chúng tôi đều

nhận thấy giờ dạy những tác phẩm này được tiến hành một cách đơn điệu, tẻ nhạt, chưa thoát ra khỏi tình trạng võ đoán, dập khuôn máy móc. Việc dạy học tác phẩm này vẫn theo lối dạy truyền thống, khai thác nội dung tác phẩm chỉ bám sát vào sách giáo viên, người dạy chỉ tập trung tìm hiểu nhân vật chính rồi rút ra nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chứ chưa thấy được những đóng góp mới mẻ của Nam Cao trong những tác phẩm này.

Dạy học tác phẩm văn học bao giờ cũng phải đi từ hình thức nghệ thuật đến nội dung tư tưởng tác phẩm. Hướng tiếp cận như vậy mới phân tích, khám phá đến tận cùng chiều sâu tác phẩm. Việc dạy và học văn phải xuất phát từ quan điểm nghệ thuật của nhà văn, từ thế giới nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống, con người. Dạy học văn xa rời thi pháp và phong cách nghệ thuật của nhà văn sẽ rơi vào tình trạng công thức, võ đoán, thiếu cơ sở khoa

học. Giờ học như vậy tạo nên tâm lí căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh, không phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, hiệu quả đem lại kém, nội dung phân tích còn sơ sài, chưa khai thác được chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương pháp, biện pháp dạy học truyện ngắn “Chí Phèo”“Đời thừa” của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn. Giáo viên định hướng, dẫn dắt học sinh khám phá tác phẩm từ những phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn: đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. Từ đó khám phá được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong mỗi tác phẩm, thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao. Để việc dạy học đạt hiệu quả người dạy phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo: đọc diễn cảm, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, kết hợp biện pháp so sánh, tích hợp, giảng bình…nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm. Thông qua việc soạn giáo án và dạy học thực nghiệm truyện ngắn “Chí Phèo”“Đời thừa”, chúng tôi khẳng định những phương pháp và biện pháp hướng dẫn giảng dạy hai tác phẩm này có tính khả thi. Giờ học sôi nổi, với sự định hướng,dẫn dắt của giáo viên học sinh hứng thú, nhiệt tình trong việc tiếp nhận, khám phá tác phẩm.

Tuy nhiên trong dạy học tác phẩm văn học không có một phương pháp nào là tối ưu. Với mỗi tác phẩm, mỗi thể loại lại có cách tiếp cận khác nhau. Trong quá trình dạy học tùy thuộc vào nội dung bài học, vào đối tượng học sinh mà người giáo viên cần lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học cho phù hợp để giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh. Phong cách truyện ngắn Nam Cao. Báo Quân đội nhân dân thứ 7, số 76 - 1991. Nhà xuất bản Hội nhà văn.

2. Lại Nguyên Ân. Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỷ XX. Tạp chí Văn học, số 1, 1992.

3. Huệ Chi – Phong Lê. Đọc truyện ngắn Nam Cao soi lại những bước

đường đi lên của một nhà văn hiện thực. Tạp chí Văn nghệ, số 8, 1960.

4. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà

trường. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, 2009.

5. Lê Di. Góp một cách hiểu truyện ngắn Chí Phèo. Báo Giáo viên nhân dân, ngày 9 - 2 - 1987.

6. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu. Văn học Việt Nam (1900 -1945). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

7. Hà Minh Đức. Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc. Nhà xuất bản văn hóa, 1961.

8. Hà Minh Đức. “ Nam Cao” trong Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H . , 1978.

9. Hà Minh Đức. Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm lý. Tạp chí văn học, số 6, 1982.

10. Hà Minh Đức. Đôi lứa xứng đôi, tập truyện sớm định hình phong cách

độc đáo của Nam Cao. Báo Văn nghệ, số 18 (3 - 5 - 1997).

11. Hà Minh Đức. Tuyển tập Nam Cao. Nhà xuất bản Văn học, 2003.

12. Nguyễn Văn Đƣờng (chủ biên). Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1. Nhà xuất bản Hà Nội, 2006.

13. M. Gorki. Bàn về văn hóa văn nghệ. Nhà xuất bản Văn hóa - Nghệ thuật Hà Nội, 1963.

15. Nguyễn Văn Hạnh. Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện,

xứng đáng (in trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm). Nhà xuất bản Giáo

dục, 2003.

16. Hoàng Ngọc Hiến. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn

Chí Phèo trong Văn học và học văn, trường Cao đẳng sư phạm TP Hồ Chí

Minh và Trường viết văn Nguyễn Du, 1990.

17. Nguyễn Thái Hòa. “Chất giọng Nam Cao trong Chí Phèo”, trong Nghĩ tiếp về Nam Cao. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 1992.

18. Đỗ Kim Hồi. Chí Phèo của Nam Cao. Tạp chí Văn học, số 3, 1990.

19. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở

trường trung học phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.

20. Nguyễn Hoành Khung. Đời thừa , trong Giảng văn văn học Việt nam. Nhà xuất bản Giáo dục, H., 1997.

21. Phong Lê. Người trí thức kiểu Nam Cao và chiến thắng của chủ nghĩa

hiện thực. Tạp chí Văn học, số 6, 1986.

22. Phong Lê. Tình cảnh người nông dân và tình cảnh cái làng quê Việt Nam

tiền Cách mạng. Tạp chí Văn học, số 5, 1987.

23. Phong Lê . Cấu trúc và ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao. Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 10, 1987.

24. Phong Lê. “ Nam Cao nhìn từ cuối thế kỉ”, trong Văn học trên hành trình của thế kỷ XX. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, H.,1998.

25. Phong Lê. Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao (in trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm). Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.

26. Phạm Quang Long. Một đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nam Cao. Tạp chí Văn học, số 2, 1994.

27. Trần Tuấn Lộ. Qua truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện

thực của Nam Cao. Tạp chí Văn học, số 4, 1964.

28. Phan Trọng Luận ( Chủ biên). Phương pháp dạy học văn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996.

29. Phan Trọng Luận. Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1. Nhà xuất bản Hà Nội, 2006.

30. Phan Trọng Luận. Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương. Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.

31. Phan Trọng Luận. Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.

32. Nguyễn Đăng Mạnh. Những bài giảng về tác gia văn học trong tiến trình

văn học hiện đại Việt Nam, Tập I. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,

1999.

33. Nguyễn Đăng Mạnh. Nhà văn tư tưởng và phong cách. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

34. Phan Diễm Phƣơng. Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của

Nam Cao. Tạp chí Văn học, số 1, 1992.

35. Nguyễn Sao Thành. Về cuộc trao đổi xung quanh truyện Đời thừa và Chí

Phèo của Nam Cao. Báo Giáo dục và thời đại , số 13, 1995.

36. Bích Thu ( tuyển chọn và giới thiệu). Nam Cao về tác gia và tác phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.

37. Bùi Công Thuấn. Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng. Tạp chí Văn học, số 2, 1997.

38. Hà Bình Trị. Đời thừa và Chí Phèo. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 7, 1975.

39. Hà Bình Trị. Sức khái quát của nhân vật Chí Phèo. Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số 7, 1996.

40. Trần Đăng Suyền. Nam cao nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo

chủ nghĩa lớn. Tạp chí Văn học, số 6, 1998.

41. Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long. Giáo trình văn học Việt Nam

hiện đại tập 1. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.

42. Trần Đăng Suyền. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)