Các biện pháp dạy học tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa”của

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn (Trang 49 - 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Các biện pháp dạy học tác phẩm “Chí Phèo” và “Đời thừa”của

Cao theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn

Mỗi một tác phẩm văn học lại có những phương pháp, những hướng tiếp cận khác nhau. Cho nên để có được giờ dạy tác phẩm văn chương hiệu quả thì người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp với đặc điểm bài học, tránh tình trạng vận dụng một cách máy móc, thiếu cơ sở khoa học. Truyện ngắn “Chí Phèo”“Đời thừa” là những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Đó là những truyện ngắn hay nhưng lại rất khó dạy. Nếu “Chí Phèo” là truyện ngắn hiện thực giàu kịch tính thì “Đời thừa” lại thể hiện tài năng của Nam Cao trong việc đi sâu vào miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật một cách tài tình. Xuất phát từ thực tế các buổi dự giờ dạy truyện ngắn của Nam Cao ở trường trung học phổ thông chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số phương pháp, biện pháp dạy học cho truyện ngắn này nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh trọn vẹn, đầy đủ cả về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy truyện ngắn ở trường phổ thông hiện nay.

2.3.2.1. Khắc họa giọng điệu của Nam Cao qua đọc diễn cảm

Nắm được giọng điệu riêng của tác phẩm chính là nắm bắt đúng tư tưởng và tình cảm của tác giả. Như giáo sư Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh yêu

cầu cần đạt được của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng giọng điệu của tác phẩm: “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng

càng khó, công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên…” (Giọng

điệu văn chương, những ngả đường vào văn học, NXBGD, 2006)

Trong dạy học trước khi bước vào tìm hiểu tác phẩm văn học thì giáo viên cần tổ chức cho học sinh đọc tác phẩm, hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Bởi nếu biết phát huy ưu thế về chất giọng thì người đọc có thể làm nổi lên cái hồn của tác phẩm, làm sống dậy những cảm xúc ngủ yên trong chữ nghĩa và truyền cho được những cảm xúc của nhà văn đến với người nghe thông qua sự đồng thể nghiệm của mình. Việc đọc diễn cảm thường được sử dụng trong suốt giờ học tác phẩm văn chương, tuy nhiên tùy theo từng đặc trưng loại thể văn học mà đưa ra những yêu cầu, mức độ đọc khác nhau. Đối với những tác phẩm tự sự, số trang dài mà thời gian trên lớp có hạn nên giáo viên cần lựa chọn những đoạn văn tiêu biểu thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của tác giả để hướng dẫn học sinh đọc. Hoặc giáo viên có thể chọn một đoạn văn ngắn đọc mẫu trước lớp, bởi giáo viên là người đã am tường tác phẩm, nên khi đọc trước lớp giáo viên có thể truyền những cảm xúc thẩm mỹ về tác phẩm của mình đến học sinh, tạo cho các em hứng thú đối với bài học. “Chí

Phèo” “Đời thừa” đều là những tác phẩm tiêu biểu cho tài năng và phong

cách của Nam Cao thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu, cách xây dựng nhân vật độc đáo, hấp dẫn. Mỗi nhân vật là một cuộc đời, một số phận có tính cách riêng và mỗi tính cách lại được thể hiện với một giọng điệu riêng không ai giống ai. Có thể nói, một trong những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao là ở sự pha trộn tài tình nhiều giọng điệu trong một tác phẩm vì vậy khi đọc truyện của ông người đọc cần phải lưu ý đến giọng tác giả, giọng kể, tả, giọng trần thuật, giọng mỗi nhân vật, phải lên giọng,

xuống giọng cho phù hợp với cảm xúc, tình cảm của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

“Chí Phèo” là một tác phẩm hiện thực độc đáo, đặc sắc, giàu kịch tính, nhiều tính cách đan xen nhiều giọng điệu. Để đọc diễn cảm truyện này, giáo viên cần lựa chọn những đoạn văn tiêu biểu có sự đan xen, chuyển biến nhiều giọng điệu, hướng dẫn học sinh đọc chú ý làm nổi bật giọng điệu của người kể chuyện, giọng điệu riêng của mỗi nhân vật. Tiếng chửi của Chí ở đầu tác phẩm là sự đan xen, chuyển biến giữa giọng của người kể chuyện và Chí. Bắt đầu là lời của người kể chuyện: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ

rượu xong là hắn chửi…” Tiếp đến là lời của Chí: “Tức thật! Tức thật! Ồ thế

này thì tức thật. Tức chết đi mất”. Đọc diễn cảm sẽ giúp cho học sinh hiểu

được thái độ uất ức, căm phẫn, đầy bất mãn trước cuộc đời của nhân vật, và thái độ khách quan, lạnh lùng của người kể chuyện. Trong khi đọc cần đọc đúng giọng điệu của mỗi nhân vật qua đó làm nổi bật tính cách của nhân vật đó. Ở nhân vật Chí Phèo có nhiều kiểu giọng điệu: giọng độc thoại nội tâm, giọng đối thoại với Bá Kiến, với Thị Nở. Dưới ngòi bút của Nam Cao giọng điệu của Bá Kiến rất sinh động, đa dạng thể hiện qua những lần đối phó với Chí Phèo, qua đó làm nổi bật bản chất nham hiểm, tàn bạo của nhân vật này. Việc đọc diễn cảm để khơi dậy không khí truyện đầy kịch tính của một truyện ngắn nhiều tính cách, nhiều giọng điệu, sinh động, hấp dẫn thể hiện ở từng nhân vật là vô cùng cần thiết. Có đọc diễn cảm thì mới giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn ý đồ nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

“Đời thừa” là tác phẩm tiêu biểu thể hiện tài năng bậc thầy của Nam Cao trong việc miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật chân thật, xúc động. Cho nên khi dạy tác phẩm này giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc sao cho phù hợp với giọng điệu nhân vật qua đó thể hiện được tính cách của nhân vật, đọc đúng giọng điệu của người kể chuyện để thấy được thái độ, tình cảm của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Hướng dẫn học sinh hóa thân vào

nhân vật để cảm nhận được những đau đớn, sự giằng xé trong tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ - một nghệ sĩ chân chính có tài năng, hoài bão lớn lao, có ý thức trách nhiệm với nghệ thuật nhưng lại bị gánh nặng áo cơm gì sát đất, hi sinh nghệ thuật vì lẽ sống tình thương nhưng rồi lại tự chà đạp lên lẽ sống tình thương mà mình đề cao. Hóa thân vào nhân vật, đọc đúng giọng điệu của nhân vật sẽ giúp cho học sinh có thể nắm được những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn

“Chí Phèo” “Đời thừa” của Nam Cao nói riêng việc đọc diễn cảm là vô

cùng cần thiết, không thể thiếu. Bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hứng thú, giúp các em có cảm nhận mới mẻ về văn bản, kích thích khả năng liên tưởng, trí tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Song để việc tiếp nhận những tác phẩm này được sâu sắc hơn giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm kết hợp với việc phân vai, cho học sinh diễn kịch. Những việc làm đó nhằm khơi gợi, phát triển trí tưởng tượng phong phú của các em về nhân vật, tạo cho các em hứng thú với bài học.

2.3.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn

Quan điểm dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, thầy là người dẫn dắt, định hướng cho các em thâm nhập vào thế giới nghệ thuật để hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Để làm tốt vai trò là người dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm hiểu tác phẩm thì khâu chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng với người giáo viên. Trong đó giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi có tính gợi mở, nhằm dẫn dắt học sinh tìm hiểu tác phẩm.. Trong dạy học truyện ngắn nói chung, và dạy học truyện “Chí Phèo”“Đời

thừa” của Nam Cao nói riêng thì giáo viên chú ý xây dựng hệ thống câu hỏi

như: câu hỏi gợi mở, câu hỏi cảm xúc, câu hỏi hình dung tưởng tượng phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung dạy học nhằm phát huy

được tính tích cực, khả năng nhận thức và sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên dạy học truyện ngắn theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn thì hệ thống câu hỏi đó phải chú ý dẫn dắt học sinh tìm tòi, phát hiện những phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm đó (đề tài, chủ đề, nghệ thuật xây dựng nhân vât, ngôn ngữ, giọng điệu).

- Câu hỏi cảm xúc

Là hệ thống câu hỏi tìm ra phản ứng trực giác của người đọc bị tác động bởi nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban đầu. Trả lời hệ thống câu hỏi này học sinh xác định được cảm xúc của mình khi đọc xong tác phẩm, giáo viên căn cứ vào đó mà định hướng, dẫn dắt học sinh đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm.

- Sau khi đọc xong truyện “Chí Phèo” em thấy thương nhân vật nào nhất?

- Từ cuộc đời Chí Phèo em cảm nhận như thế nào về số phận của những người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến?

- Nhân vật Hộ trong “Đời thừa” đáng thương hay đáng trách khi đánh đập vợ con? vì sao?

- Từ bi kịch của Hộ em có suy nghĩ gì về cuộc sống của những người trí thức trước cách mạng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi cảm xúc góp phần rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn học sinh thông qua giờ dạy tác phẩm văn chương. Xây dựng hệ thống câu hỏi cảm xúc cần chú ý tới đối tượng học sinh, khơi gợi được những cảm xúc ban đầu ở nơi học sinh trong quá trình khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Dạy cho các em biết yêu thương, đồng cảm với nỗi đau khổ, bất hạnh của nhân vật, đồng thời biết căm gét cái xấu, cái ác.

- Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng

“Chí Phèo”“Đời thừa” là những truyện ngắn độc đáo, hấp dẫn, giáo viên có thể đưa những câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nhằm giúp học sinh

liên tưởng đến những nhân vật khác trong sáng tác của Nam Cao, hay của những nhà văn khác viết về cùng đề tài, từ đó chỉ ra những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao, giúp học sinh hiểu sâu sắc tác phẩm.

- Nhân vật nào trong tác phẩm của Nam Cao có những nét tương đồng với Chí Phèo?

- Hình tượng nhân vật Bá Kiến gợi cho em nhớ đến những nhân vật địa chủ, cường hào nào trong Văn học hiện thực phê phán (1930 - 1945)? - Các nhân vật trí thức trong tác phẩm của Nam Cao có những nét tính

cách nào giống nhau?

Câu hỏi liên tưởng, tượng tượng có vai trò rất quan trọng trong việc khơi gợi cảm xúc, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Đó là hệ thống câu hỏi thường được dùng trong giờ dạy học các tác phẩm văn chương. Song trong quá trình dạy học giáo viên cần chú ý kết hợp loại câu hỏi này với hệ thống các câu hỏi khác để tránh sự đơn điệu, nhàm chán trong giờ dạy học.

- Câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm.

Quan điểm dạy học hiện đại đề cao vai trò của người học trong việc tiếp nhận tác phẩm, thầy chỉ là người định hướng, dẫn dắt còn học sinh phải chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Quá trình tìm hiểu một tác phẩm văn học phải đi từ các yếu tố nghệ thuật để tìm ra nội dung ý nghĩa vì vậy trong một giờ dạy tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn thầy phải xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh phát hiện những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn từ đó giúp học sinh khái quát được những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, giúp các em vận dụng vào tìm hiểu những tác phẩm khác của nhà văn đó hoặc so sánh sự độc đáo của tác giả đó với các tác giả khác cùng thời. Trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chí Phèo”“Đời thừa” giáo

viên có thể đặt một số câu hỏi gợi mở nhằm định hướng, dẫn dắt học sinh tìm hiểu tác phẩm như:

- Tác phẩm “Chí Phèo”“Đời thừa” đề cập đến đề tài gì? Đề tài ấy có vị trí như thế nào trong sự nhiệp sáng tác của Nam Cao và trong nền văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945?

- Tiếng chửi mở đầu truyện “Chí Phèo” có ý nghĩa gì?

- Chi tiết nào trong tác phẩm “Chí Phèo” gợi cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

- Nam Cao xây dựng nhân vật Thị Nở với quá nhiều hạn chế như vậy có thực sự cần thiết không?

- Ý đồ của nhà văn khi miêu tả mối tình Chí Phèo và Thị Nở? - Em có nhận xét gì về sự lựa chọn của Hộ (hi sinh lý tưởng để làm theo lẽ sống tình thương)?

- Tại sao nói bi kịch tình thương là nguyên nhân lớn nhất đẩy Hộ vào hố sâu tuyệt vọng?

Trong một giờ dạy học tác phẩm văn chương, giáo viên cần tùy vào nội dung bài học, vào đối tượng học sinh mà xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp, nhằm dẫn dắt các em khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng tư duy. Các câu hỏi được xây dựng cần đa dạng, phong phú, có sự đan xen giữa các loại câu hỏi trong một giờ dạy để tránh sự đơn điệu, nhàm chán.

2.3.2.3. Tích hợp với kiến thức văn học sử và kiến thức lí luận văn học trong dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn

Tích hợp là sự phối hợp, kết hợp các lĩnh vực trong đời sống có liên quan để trong quá trình hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất. Trong dạy học Văn, tích hợp được hiểu là sự phối hợp các tri thức gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau trong thực tiễn để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng, vững chắc.

Tích hợp trong dạy học Văn có hai hướng là tích hợp ngang (tích hợp liên môn) và tích hợp dọc (tích hợp trong nội bộ môn văn). Tích hợp ngang là hình thức tích hợp những tri thức gần gũi, những mối liên hệ mật thiết giữa phân môn Đọc văn - Tiếng Việt - Làm văn - Lí luận văn học trong bộ môn Ngữ văn, thậm chí là những môn học khác như Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tích hợp dọc là hình thức tích hợp giữa những tri thức, kĩ năng văn học trong bài học có liên quan với những tri thức mà học sinh đã được thực hành ở lớp dưới, hoặc ở những bài học trước.

“Chí Phèo”“Đời thừa” là những tác phẩm tiêu biểu cho tài năng và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Dạy học hai tác phẩm này theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn thì giáo viên cần tích hợp với những kiến thức văn học sử, kiến thức lí luận văn học để giúp học sinh khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Dạy truyện ngắn “Chí Phèo” cần giúp cho học sinh hiểu được hoàn cảnh xã hội nước ta những năm trước cách

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn (Trang 49 - 63)