Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy học truyện ngắn“Chí

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn (Trang 44 - 49)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy học truyện ngắn“Chí

Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn

2.3.1.1. Bám sát lí thuyết về phong cách nghệ thuật, mối quan hệ của tác phẩm văn học và phong cách nghệ thuật của nhà văn

Những truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (chương trình nâng cao) đều là những tác

phẩm có giá trị, của các nhà văn lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc. Vì vậy dạy học các tác phẩm đó bên cạnh việc tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó người giáo viên cần giúp học sinh thấy rõ nét riêng, độc đáo của mỗi nhà văn trong việc thể hiện tác phẩm, đóng góp của nhà văn đó đối với sự phát triển của văn học dân tộc. Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật, nên nó cũng đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích, giảng dạy phù hợp. Nắm vững những kiến thức lí luận về phong cách nghệ thuật, hiểu được mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và phong cách nghệ thuật giáo viên sẽ tìm được cách thức, biện pháp phù hợp để dạy tác phẩm văn học.

Trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết chỉ ra mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Mỗi tác phẩm văn học đều mang nét riêng, dấu ấn riêng của người sáng tạo ra nó. Nếu nét riêng đó mang tính ổn định, phong phú, đa dạng và có giá trị thẩm mĩ cao thì sẽ tạo thành phong cách nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật của một nhà văn sẽ được thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ sáng tác, song ở mỗi tác phẩm lại có nét riêng, độc đáo, hấp dẫn. Vậy dạy học theo hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn cần xác định được nội hàm khái niệm phong cách, những biểu hiện của một phong cách nghệ thuật, đi từ những nét riêng, độc đáo trong cách thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, khái quát hình thành cho học sinh phong cách nghệ thuật của nhà văn, so sánh giữa các nhà văn cùng viết về một đề tài, hay giữa các tác phẩm cùng đề tài của một nhà văn để làm nổi bật cái hay, cái độc đáo của tác phẩm. Từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tìm hiểu những tác phẩm, tác giả khác.

2.3.1.2. Bám sát phong cách nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Với tư cách là nhà văn Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Ông chủ trương văn học phải bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ

cuộc sống, nhà văn phải hướng ngòi bút của mình để phản ánh hiện thực, đứng về phía những con người nhỏ bé, bất hạnh, cảm thông, thương xót cho những kiếp lầm than trong xã hội cũ. Đồng thời Nam Cao cũng thể hiện rất rõ ý thức trách nhiệm của mình đối với ngòi bút, ông quan niệm người nghệ sĩ chân chính phải là người luôn tìm tòi, sáng tạo “khơi những nguồn chưa ai

khơi và sáng tạo những gì chưa có”. “Chí Phèo”“Đời thừa” là hai tác

phẩm thể hiện rất rõ quan điểm nghệ thuật của Nam Cao, được xem như những kiệt tác tiêu biểu cho tài năng, phong cách nghệ thuật của ông. Muốn

dạy “Chí Phèo”“Đời thừa” đạt hiệu quả giáo viên phải nắm vững quan

điểm nghệ thuật và những đặc điểm nổi bật tạo nên phong cách nghệ thuật của Nam Cao (đề tài, chủ đề; cốt truyện, kết cấu; nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngôn ngữ, giọng điệu), từ đó chỉ ra phong cách nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện như thế nào trong hai tác phẩm đó.

“Chí Phèo” là một truyện ngắn đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn, chứa đựng cả những giá trị về nội dung và nghệ thuật mà sau này những sáng tác của chính tác giả ở cùng đề tài cũng không thể vượt qua. Tác phẩm được coi là đại diện nổi bật và điển hình nhất của Nam Cao trong việc phản ánh trung thực tình trạng những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa, bị hủy hoại cả nhân hình và nhân tính. Song dù bị cuộc đời vùi dập, chà đạp thì ở những người nông dân ấy Nam Cao vẫn phát hiện và khẳng định phần lương tri vẫn luôn tỏa sáng. Đó chính là chiều sâu tư tưởng, nét độc đáo riêng biệt của truyện ngắn này. Trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chí

Phèo”, yêu cầu có ý nghĩa then chốt đối với hiệu quả giờ dạy của giáo viên là

cần tập trung làm nổi bật những thành công về phương diện nghệ thuật của tác phẩm: một truyện ngắn hiện thực nhiều kịch tính, sinh động, hấp dẫn. Chất kịch tính được thể hiện qua các phương diện: ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật với nhiều tính cách, đa dạng. Khai thác được chất kịch của truyện ngắn này sẽ giúp ta hiểu sâu, hiểu rõ hơn về ngòi bút hiện thực Nam Cao, đồng thời chiếm lĩnh được trọn vẹn giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

“Đời thừa” Nam Cao lại xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo có ước mơ, hoài bão, khát vọng lớn lao nhưng lại bị hiện thực cuộc sống với gánh nặng áo cơm ghì sát đất, phải lâm vào những cảnh “đời thừa”, những kiếp “sống mòn” không lối thoát. Nam Cao đã đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, làm nổi bật những đau đớn, dằng xé trong tâm hồn nhân vật nên khi tìm hiểu tác phẩm này ta cần chú ý làm nổi bật nghệ thuật miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật tài tình của Nam Cao. Bên cạnh đó trong qua trình dạy học giáo viên cũng cần so sánh sự sáng tạo của Nam Cao so với các tác giả cùng đề tài, nét độc đáo trong sáng tác về người nông dân so với sáng tác về người trí thức của Nam Cao. So sánh “Chí Phèo”

với những tác phẩm viết về người nông dân của Nam Cao (Lão Hạc, Lang

Rận, Một bữa no, Tư cách mõ…), so sánh “Đời thừa” với những sáng tác

khác của Nam Cao viết về đề tài trí thức tiểu tư sản (Giăng sáng, Sống mòn…) để thấy được nét độc đáo, đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao từ đó có những phương pháp, biện pháp dạy học cho phù hợp. Hiểu được phong cách nghệ thuật của Nam Cao, xác định được cái riêng, cái độc đáo về giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn “Chí Phèo” “Đời thừa” sẽ là điều kiện thuận lợi giúp giáo viên có được hướng đi đúng đắn trong việc hướng dẫn học sinh tiếp nhận, khám phá, cảm thụ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Không xác định được phong cách nghệ thuật của Nam Cao, đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Chí Phèo”“Đời thừa” thì việc dạy và học của giáo viên sẽ đi chệch hướng. Học sinh sẽ không thấy được tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao thể hiện trong mỗi truyện ngắn, không thấy được những đóng góp của Nam Cao đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc.

2.3.1.3. Bám sát văn bản nghệ thuật

Một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc trong dạy học tác phẩm văn chương là phải bám sát vào văn bản nghệ thuật. Đi từ hình ảnh, chi tiết, câu văn trong tác phẩm chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật từ đó khám phá giá

trị nội dung của tác phẩm. Nếu dạy học xa rời văn bản, việc phân tích văn bản đi theo cảm nhận chủ quan của người giáo viên, nội dung kiến thức sẽ là sự áp đặt của giáo viên với học sinh thì giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán, người học sẽ trở nên thụ động. Dạy học như thế không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, không phát huy được vai trò của chủ thể người học trong việc tiếp cận văn bản. Vì thế dạy học tác phẩm văn học phải bám sát vào văn bản nghệ thuật, cho học sinh đọc, tóm tắt tác phẩm để hiểu và nắm bắt được tác phẩm và nêu cảm nhận ban đầu về tác phẩm đó. Giáo viên sẽ định hướng, dẫn dắt học sinh phát hiện, tìm hiểu những chi tiết, hình ảnh quan trọng có ý nghĩa trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác giả, như vậy thì việc phân tích tác phẩm sẽ đi đúng hướng, tránh được tình trạng võ đoán, chủ quan trong việc tiếp cận tác phẩm. Đồng thời tạo được bầu không khí cởi mở, lôi cuốn sự say mê thích thú của học sinh.

2.3.1.4. Bám sát tiếp nhận của học sinh với tác phẩm trong giai đoạn hiện nay

Tác phẩm văn chương thực sự trở thành tác phẩm khi bắt đầu dòng đời của nó xuất phát từ tác giả đến tay người đọc. Hoạt động tiếp nhận là hoạt động tương tác giữa người đọc và tác phẩm và tương tác với cả tác giả. Đó là hoạt động phong phú, đa chiều do bản chất của văn học là một tác phẩm nghệ thuật và mỗi người tùy vào tình cảm, tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của bản thân mà tiếp nhận tác phẩm theo cách khác nhau. Tiếp nhận văn học đề cao vai trò của người tiếp nhận, chính người tiếp nhận quyết định số phận tác phẩm. Việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường là một hoạt động tiếp nhận khá đặc biệt bởi đối tượng tiếp nhận ở đây là học sinh phổ thông, lứa tuổi còn trẻ, ít vốn sống, kinh nghiệm nên việc tiếp nhận tác phẩm còn phụ thuộc vào những yếu tố nhất định. Mỗi học sinh là một chủ thể độc lập trong tiếp nhận, sự tác động của nhà văn, của hình tượng văn học, của tác phẩm lên mỗi học sinh là không giống nhau. Vì vậy dạy học tác phẩm văn học cần bám sát vai trò của chủ thể tiếp nhận là việc làm cần thiết góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay.

Học sinh ở mối cấp học, bậc học đều có những đặc điểm về tâm lí riêng không giống nhau. Lứa tuổi học sinh từ 15 đến 17 có sự phát triển mạnh mẽ về thể lực và trí tuệ, tình cảm. Các em đã có khả năng tư duy và năng lực cảm nhận cái đẹp vì thế các em đã có những cảm nhận ban đầu và có thể đưa ra được một số nhận xét có tính độc lập khi lĩnh hội tác phẩm. Dạy học “Chí

Phèo”“Đời thừa” nói riêng và dạy học Văn nói chung giáo viên cần phải

nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí học sinh, trình độ tiếp nhận văn học của học sinh để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với khả năng tiếp nhận, sở thích của học sinh, lôi cuốn học sinh theo sự định hướng của mình. Có như vậy giờ dạy văn mới thực sự đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hai tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao từ hướng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)