Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án 1 Bộ Giao thông vận tải. (Trang 74 - 77)

II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ

6. Một số giải pháp khác

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GPMB

Trong thời gian tới để công tác giải phóng mặt bằng đạt được hiệu quả hơn nữa, không để xảy ra tình trạng dự án bị chậm vì giải phóng mặt bằng, cần thực hiện những giải pháp sau:

Giải pháp thứ nhất, Ban quản lý dự án 1 cần phối hợp một cách chủ động, chặt chẽ với chính quyền địa phương,các cấp, đoàn thể để tổ chức tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách, chế độ cho người dân trong diện di dời. Xuất phát từ thực trạng, đa phần người dân chưa có hiểu biết cần thiết về chế độ, chính sách, và thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này đã dẫn đến, khi tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, người dân thường thực hiện không đúng trình tự hoặc không chuẩn bị những hồ sơ cần thiết, có khi lại có những yêu cầu phi lý.

Khi thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, người dân sẽ tự giác thực hiện, giúp cho công việc của cán bộ giải phóng mặt bằng thực hiện nhanh chóng. Chấm dứt tình trạng lộn xộn, khiếu kiện vượt cấp.

Giải pháp thứ hai, trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, rất cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương. Thực tế trong những năm qua đã chứng tỏ, những nơi nào, có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng thì nơi đó công tác giải phóng mặt bằng sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nơi nào, sự phối hợp lỏng lẻo thì công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Nếu có sự phối hợp tốt, Ban quản lý dự án 1 sẽ có được những thông tin chính xác hơn về hiện trạng đất đai tại khu vực có giải phóng mặt bằng. Từ đó, đưa ra những phương án đền bù chính xác, hợp lý. Đồng thời, chính quyền địa phương sẽ cung cấp kịp thời những ý kiến phản hồi từ người dân tới Ban. Khi tiến hành giải phóng mặt bằng, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan hữu quan sẽ tránh được tình trạng một số hộ dân chê ỳ, bất hợp tác, thậm chí chống người thi hành công vụ.v.v. đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng diễn ra suôn sẻ.

Một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến tình trạng vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đó là việc chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn chưa thật ổn định, hay thay đổi. Trong thời gian chưa đầy 10 năm đã có nhiều văn bản pháp quy được ban hành, nhiều bộ luật được sửa đổi chẳng hạn như: Luật đất đai, Luật xây dựng, Nghị định 197/2004/NĐ-CP thay cho Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Quyết định 26/2005/QĐ-UB thay cho Quyết định 5311/2004/QĐ-UB.v.v. Vẫn biết là chúng ta đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, những văn bản mới có tính ưu việt hơn những văn bản cũ. Song, khi có tin sắp ban hành các quy định mới thì hệ quả tất yếu là các dự án giải phóng mặt bằng ở tại thời điểm đấy luôn bị đình trệ. Do vậy, trong thời gian tới Quốc hội, Chính phủ và UBND các cấp khi ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần rà soát kỹ lại các văn bản hiện hành để tránh tình trạng

chồng chéo, mâu thuẫn. Văn bản mới nhất thiết phải ưu việt hơn văn bản cũ. Khi ban hành cần hướng dẫn rõ, tính đến những dự án trong thời gian chuyển tiếp. Tốt nhất, nếu văn bản mới quy định bồi thường cao hơn văn bản cũ, cho phép bổ sung kinh phí bồi thường đối với các hộ trong diện di dời để mức bồi thường đạt bằng mức được quy định trong văn bản mới. Có vậy, người dân mới yên tâm và nhanh chóng di dời do được lời về tài chính, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng.

Giải pháp thứ ba, hoàn thiện quy trình thực hiện giải phóng mặt bằng. Quy trình hiện nay thực hiện bồi thường trước rồi mới tái định cư cho người dân sau. Điều này tỏ ra không hợp lý. Do tâm lý người dân muốn được an cư, ổn định về cuộc sống cho nên, khi tiến hành giải toả rồi mới lo cho họ chỗ ở, người dân sẽ cảm thấy bất an, họ sẽ chần chừ, nán lại nơi ở cũ. Điều này thường xảy ra với các gia đình có thu nhập thấp, công ăn việc làm không ổn định, sống dựa vào cửa hàng ở nhà. Vì vậy, khi người dân được đảm bảo chỗ ở ngay khi tiến hành giải toả thì chắc chắn họ sẽ an tâm hơn. Đảm bảo rằng, họ sẽ chấp hành đúng và nhanh quyết định của cơ quan quản lý.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu Ban quản lý dự án áp dụng các biện pháp sau:

- Nắm vững những quy định của nhà nước về quy chế quản lý đầu tư và quy chế đấu thầu.

- Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh, gói thầu không quá lớn hay quá nhỏ.

- Thu thập thông tin chính xác về các nhà thầu dự thầu

- Trong quá trình lập hồ sơ mời thầu cần thực hiện các công việc:

Lựa chọn đặc tính kỹ thuật của gói thầu và các điều kiện kèm theo: phụ tùng thay thế, chế độ bảo hành, phương thức thanh toán, tiến độ thực hiện gói thầu.

Chuyển giao kỹ thuật.

- Đưa ra tiêu chí đánh giá Hồ sơ dự thầu đúng đắn nhất, sát với thực tế - Tránh hiện tượng thông thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu

- Kết hợp với Bộ Giao thông vận tải, các PPMU, và các ban ngành địa phương, Ban quản lý dự án 1 thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao sự công bằng minh bạch của công tác đấu thầu của dự án

- Trên cơ sở kế hoạch đó áp dụng cho tất cả các dự án đang thực hiện

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án 1 Bộ Giao thông vận tải. (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w