Ở VIỆT NAM.
* Hoàn cảnh và quá trình diễn ra hội nghị Pari:
- Ngày 31/3/1968 (sau đòn tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân 1968), Níchxơn phải tuyên bố nhừng ném bom miền Bắc và bắt đầu nói đến việc đàm phán với ta.
- Ngày 13/5/1968, cuộc đàm phán chính thức giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kì diễn ra cuộc thương lượng đầu tiên tại Pari.
- Ngày 25/1/1969, cuộc thương lượng mở rộng, gồm 4 bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kì và Việt Nam Cộng hòa, nhưng thực chất là giữa Việt Nam và Hoa Kì.
- Lập trường giữa phía Việt Nam và Hoa Kì rất khác xa, khiến cho cuộc đàm phán căng thẳng, kéo dài, nhiều khi gián đoạn.
- Sau khi nhân dân ta đập tan cuộc tập kích của Mĩ bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong trận “Điện Biên Phủ trên không” thì ngày 27/1/1973 Mĩ phải chịu nhượng bộ và kí vào văn bản Hiệp định Pari.
* Nội dung cơ bản của Hiệp định (SGK)
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
* Ý nghĩa:
- Là thắng lợi của đường lối đấu tranh giữa quân sự, chính trị với ngoại giao và là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân hai miền đất nước.
- Mĩ phải công nhận các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước nên tạo ra thời cơ thuận lợi để chúng ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Bài 23
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI MIỀN BẮC,GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975) GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LỊCH SỬ CƠ BẢN
- Chiến dịch “tràn ngặp lãnh thổ”: Việc lên tiếp mở các cuộc hành quân “bình đinh – lấn chiếm” đất đai ở vùng giải phóng.
Sau khi kí Hiệp định Pari (27/1/1973), Mĩ phải rút hết quân Mĩ và quân Đồng minh của Mĩ về nước, nhưng họ vẫn viện trợ quân sự và kinh tế chó chính quyền Sài Gòn, âm mưu “bình định, lấn chiếm” vùng giải phóng ta. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” dưới sự chỉ huy từ xa của Mĩ.
- “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”: Khẩu hiệu đánh Mĩ và lật đổ chính quyền Sài Gòn của cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Mặt trận quyền Sài Gòn của cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đổi thành Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Với Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” của chúng ta đã hoàn thành, nhưng “ngụy vẫn chưa nhào”. Vì thế, ngay sau khi “Mĩ cút”, nhân dân ta tích cực chuẩn bị về thế và lực để nhanh chóng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sự kiện chiến thắng ngày 30/4/1975 được coi là mốc kết thúc 21 năm khnág chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc (1954 – 1975), chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”.