Yêu cầu Mĩ – Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ: đòi hiệp thương Tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước, đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ, chống khủng bố đàn áp,

Một phần của tài liệu tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 29)

tự do để thống nhất đất nước, đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ, chống khủng bố đàn áp, chống chính sách “tố cộng, diệt cộng”...

- Phương pháp đấu tranh chính trị: mít tinh, biểu tình, bãi công...tiêu biểu là “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn – Chợ Lớn (1954)

- Kết quả, ý nghĩa: Phong trào đấu tranh sôi nổi khắp miền Nam, hình thành Mặt trận chống Mĩ – Diệm. Đây là thời kì giữ gìn, phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị tiến tới “Đồng khởi”

2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)

* Nguyên nhân và điều kiện bùng nổ phong trào:

- Mĩ – Diệm tăng cường chính sách khủng bố, đàn áp nhân dân, ban hành luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam, giết hại đồng bào → cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn.

- Tháng 1/1959, Đảng họp hội nghị lần thứ 15 cho phép nhân dân dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.

* Diễn biến chính:

- Phong trào nổ ra đầu tiên ở Bình Định, Ninh Thuận, Quãng Ngãi (1959), sau đó lan rộng ra khắp miền Nam trở thành “Đồng Khởi” tiêu biểu là ở tỉnh Bến Tre (1/1960).

- “Đồng Khởi” tiếp tục lan rộng tới Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơ ở Nam Trung Bộ.

* Kết quả , ý nghĩa

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời thực hiện đoàn kết, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ – Diệm.

- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.  Mĩ bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

- “Đồng khởi” đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Một phần của tài liệu tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w