Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (Tết Mậu Thân 1968):

Một phần của tài liệu tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 32)

Việc chủ động tiến đánh mạnh mẽ đối phương, đồng loạt cùng một thời gian, trên tất cả các mặt, diễn ra ở nhiều nơi để tạo bất ngờ, làm thất bại âm mưu của đối phương.

Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, nhằm tiêu diệt một phần lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ đàm phán và rút quân về nước. Kết quả, ta đã thực hiện được chủ trương của mình, buộc Mĩ ngồi vào bàn đàm phán ở Pari.

- “Phi Mĩ hóa” chiến tranh: Một kiểu chiến tranh của đế quốc Mĩ được đề ra trong “Học thuyết Níchxơn” với công thức: vũ khí, trang bị mạnh của Mĩ (thông qua hình thức “Học thuyết Níchxơn” với công thức: vũ khí, trang bị mạnh của Mĩ (thông qua hình thức “viện trợ”) cộng với lực lượng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Ở miền Nam nước ta, sau một thời gian thi hành, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị thất bại nặng nề, lại bị nhân dân trong nước phản đối nên Mĩ tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh Việt Nam áp dụng hình thức “Việt Nam hóa chiến tranh”, thực chất là tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”, nhằm giảm bớt sự chết chóc cho quân đội Mĩ. Nhưng sau cuộc TIến công chiến lược xuân hè năm 1972, Mĩ đã “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh Việt Nam, thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Một phần của tài liệu tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w