CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954 – 1960)
1. Công cuộc cải cách ruộng đất (1954 – 1957)
- Nguyên nhân: Ruộng đất tập trung nhiều trong tay địa chủ phong kiến, nền nông nghiệp nước ta rất lạc hậu, thiếu công cụ sản xuất....
- Thành tựu: Tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất và nông cụ của địa chủ chia cho hơn 2 triệu nông dân → Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
- Ý nghĩa: Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi theo hướng tích cực, nông dân hăng hái sản xuất, tăng cường khối đòan kết công – nông, góp phần tích cực vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế.
2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- Nông nghiệp: Nông dân hăng hái khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, phát triển hệ thống thủy lợi → sản lượng lương thực tăng, nạn đói được giải quyết.
- Công nghiệp: Nhà nước khooi phục, xây dựng và quản lí nhiều cơ sở công nghiệp mới ở Hà Nộ, Hải Phòng, Thái Nguyên...
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Hàng tiêu dùng được sản xuất, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân; hoạt động buôn bán được mở rộng.
- Giao thông vận tải: Khôi phục được 700km đường sắt; sữa chửa và làm mới hàng nghìn km đường ôtô; mở thêm nhiềi hải cảng ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh...
- Văn hóa, giáo dục và y tế được quan tâm. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân ở các cấp được củng cố, tạo thêm khả năng phòng thủ đất nước.
2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội (1958 – 1960)
* Cải tạo quan hệ sản xuất:
- Mục đích: Đưa người dân tham gia lao động tập thể theo định hướng XHCN.
- Kết quả: Hơn 85% hộ nông dân vào hợp tác xã, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
* Bước đầu phát triển kinh tế - văn hóa:
- Về kinh tế: Phát triển mạnh các thành phần kinh tế quốc doanh
- Văn hóa: Năm 1960, cơ bản xóa xong nạn mù chữ; hệ thống giáo dục phổ thông được hoàn chỉnh