MIỀN NAM CHIÊN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1961 1965).

Một phần của tài liệu tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 30 - 31)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩở miền Nam

* Âm mưu:

- Chiến lược “chiến tranh đơn phương” bị thất bại, năm 1961 Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.

* Thủ đoạn và hành động:

- Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo để bình định miền Nam trong vòng 18 tháng; đưa thêm cố vấn quân sự đến miền Nam; tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn; trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại.

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét để dồn dân lập “ấp chiến lược”, bình định miền Nam.

- Dùng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ (1961 – 1965).

- Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nhân dân ta nổi dậy tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị) bằng 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự và binh vận)

* Mặt trận chống phá bình định:

- Phong trào phá “ấp chiến lược” diễn ra quyết liệt giữa ta và địch. Nhân dân miền Nam nêu cao khẩu hiệu: “Một tấc không đi, một li không rời”.

- Cuối năm 1965, “ấp chiến lược” – xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” căn bản bị phá sản.

* Mặt trận đấu tranh chính trị:

- Nhân dân các đô thị ở Huế, Sài Gòn, Đà Nẳng sôi nổi xuống đường đấu tranh chóng lại sự đàn áp của chính quyền Diệm. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của các tín đò Phật giáo và “đội quân tóc dài” làm cho chính quyền Sai Gòn bị lung lay.

- Trước nguy cơ bị thất bại của kế hoạch Xtalây – Taylo, Tổng thống Giơnxơn đưa ra kế hoạch Giônxơn – Mác Namara để bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm (1964 – 1965).

* Trên mặt trận quân sự:

- Ngày 2/1/1963, quân ta thắng lớn trong trận Ấp Bắc  miền Nam dấy lên trong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Đông – xuân 1964 – 1965, ta mở chiến dịch và giành thắng lợi ở Bình Giã, An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)...--> Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ hoàn toàn bị phá sản.

Bài 22

NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN

ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 -1973)

A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LỊCH SỬ CƠ BẢN

Một phần của tài liệu tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w