Điều kiện tự nhiên của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 49 - 50)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

* Vị trí địa lý: Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993 theo Nghị định số 102/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố Hạ Long được mở rộng, sát nhập 2 xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ theo Nghị định số 51/2001/ NĐ-CP ngày 16/08/2001 của Chính phủ. Như vậy thành phố Hạ Long có toạ độ địa lý:

Từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ bắc.

Từ 106050’ đến 107030’ kinh độ đông. Phía bắc - Tây bắc giáp huyện Hoành Bồ

Phía nam thông ra biển giáp vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng Phía đông - Đông bắc giáp thành phố Cẩm Phả

Phía tây - Tây nam giáp thị xã Quảng Yên.

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hạ Long là 27.195,03 ha (Theo báo cáo kết quả kiểm kê năm 2010). Có quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài 50 km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, với diện tích 434 km2

.

* Địa hình: Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt như sau:

- Vùng đồi núi: Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 - 250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15 - 20% xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ, hẹp.

- Vùng ven biển: Bao gồm địa phận ở phía nam quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển, tuy là vùng đất thấp nhưng không được bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 5m.

- Vùng hải đảo: Đây là toàn bộ diện tích vùng vịnh, gồm khoảng trên 1.900 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu là đảo núi đá.

* Khí hậu:Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, một năm có 2 mùa, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 23,70C dao động từ 16,70

C - 28,60C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 34,90

C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80 - 85% .

- Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ đạt từ 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90% và thấp nhất là 68%.

Chế độ gió – bão: Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: Gió mùa đông bắc và gió tây nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là tây nam 45 m/s.

Hệ thống sông chính: Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai, sông Man, sông Trới đổ vào vịnh Cửa Lục và sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.

Chế độ thuỷ triều: Vùng biển Hạ Long ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)