Đánh giá thực trạng công tác định giá đất nông nghiệp tại thành

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 65 - 94)

3. Yêu cầu của đề tài

3.2.2. Đánh giá thực trạng công tác định giá đất nông nghiệp tại thành

Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo số liệu phỏng vấn

Được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đánh giá chung về công tác định giá đất nông nghiệp tại theo số liệu điều tra

TT Chỉ tiêu đánh giá Tỉ lệ trả lời (%) Nhóm cán bộ quản lí Nhóm hộ bị thu hồi đất Nhóm hộ không bị thu hồi đất Trung bình I Tính hợp lý của công tác định giá đất 1 Rất hợp lý 36,89 33,09 33,46 33,48 2 Tương đối hợp lý 63,11 66,91 66,54 65,52 3 Không hợp lý 0,00 0,00 0,00 0,00

4 Hoàn toàn không hợp lý 0,00 0,00 0,00 0,00

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

II Việc tham ra của ngƣời dân trong công tác định giá đất

1 Được tham ra 91,21 88,56 84,03 87,93

2 Không được tham ra 8,79 11,44 15,97 12,07

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Số liệu bảng 3.6 cho thấy:

- Đánh giá về tính hợp lý của công tác định giá đất nông nghiệp: Cả 3 nhóm đối tượng phỏng vấn có nhận xét không khác nhau mấy, từ 33 đến 37% nhận xét là rất hợp lý và từ 63 đến 67% nhận xét là tương đối hợp lý, không có ý liến nào đánh giá là không hợp lý. Như vậy, có thể nói qua sự đánh giá của các nhóm đối tượng điều tra thì công tác định giá đất trên địa bàn là khá hợp lý.

- Đánh giá về việc tham ra của người dân trong công tác định giá đất: Các nhóm đối tượng khác nhau có nhận xét không khác nhau nhiều. Trung bình gần 88% nhận xét công tác định giá đất đều được người dân tham ra. Tuy nhiên, cũng còn 12% cho rằng không được tham ra vào công tác định giá đất. Điều này cho thấy, việc lấy ý kiến của người dân trong công tác định giá đất được thực hiện khá tốt

Có thể nói, qua việc đánh giá chung về công tác định giá đất nông nghiệp 20 xã, phường trên địa bàn thành phố Hạ Long của 3 nhóm đối tượng điều tra cho thấy, việc xác định giá đất nông nghiệp hàng năm đã được thực hiện khá tốt.

Bảng 3.7. Đánh giá tính hợp lý của việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang mục đích khác khi thực hiện các dự án

TT Nhóm đối tƣợng điều tra Tỉ lệ trả lời (%) Hợp lý Tƣơng đối hợp lý Chƣa hợp lý Hoàn toàn không hợp lý Tổng 1 Nhóm cán bộ quản lí 36.75 49.59 9.37 4.29 100,00

2 Nhóm người dân bị thu hồi đất 27.07 44.43 22.35 6.15 100,00

3 Nhóm người dân không bi thu hồi đất

31.45 41.00 20.92 6.63 100,00

Trung bình 31.75 45.01 17.55 5.69 100,00

Số liệu bảng 3.7 cho thấy:

Tính hợp lý của việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang mục đích khác: Cả ba nhóm đối tượng được phỏng vấn có nhận khác nhau, trung bình gần 32 % cho rằng việc chuyển mục đích là hợp lý; 45% cho rằng là tương đối hợp lý; 17% cho rằng việc chuyển mục đích là chưa hợp lý; gần 6% cho rằng là hoàn toàn không hợp lý.

Có thể nói, qua việc đánh giá chung về tính hợp lý của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác của 3 nhóm đối tượng cho thấy việc thực hiện các dự án trên địa bàn 20 phường trên địa bàn thành phố trong 5 năm qua là tương đối hợp lý.

3.3. Đánh giá thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Đánh giá thực trạng về kết quả bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo số liệu thứ cấp nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo số liệu thứ cấp

Ở địa phương nào cũng vậy, trong chương trình xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội thì việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật bao giờ cũng quan trọng, nó là tiền đề là cơ sở, là điều kiện tốt cho kinh tế xã hội phát triển một cách thuận lợi nhất; mặc dù vậy nhưng tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật không phải dễ dàng, không gặp những khó khăn trong quá trình đầu tư: Không những xây dựng hệ thống các công trình này luôn đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn, phải tuân theo đầy đủ các quy định của Luật xây dựng, các quy trình của Nhà nước trong quản lý đầu tư và xây dựng mà quá trình triển khai đầu tư còn phải trải qua 1 giai đoạn cực kỳ khó khăn và phức tạp đó là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng những công trình hạ tầng đó.

Thành phố Hạ Long là đô thị Tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, trung tâm khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ninh cũng không phải là ngoại lệ trong quá trình đầu tư xây dựng hệ thống các

công trình hạ tầng kỹ thuật của mình. Những năm gần đây, mặc dù đã có rất nhiều kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng, đã tập trung nghiên cứu hệ thống các văn bản về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và đầu tư bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác này nhưng Thành phố Hạ Long vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ tầng; Hàng năm có rất nhiều công trình được triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố; Mỗi một công trình đều có đặc điểm riêng, những tình huống phức tạp khác nhau, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo khéo léo, cứng rắn của lãnh đạo thành phố, phải có sự vững vàng của cán bộ, công chức chuyên môn thi hành nhiệm vụ cụ thể trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng về lập trường tư tưởng, về chế độ chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, về tinh thần trách nhiệm, tính năng động cần cù và sự chi tiết, cụ thể của từng tình huống, từng chi tiết, từng đối tượng; có khi cũng cần có sự kiên quyết, quyết liệt, sử dụng biện pháp hành chính về cưỡng chế giải phóng mặt bằng của các cơ quan quản lý Nhà nước mới đảm bảo giải phóng được mặt bằng để xây dựng công trình, đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật và ổn định tình hình trong khu vực.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long có rất nhiều dự án đã và đang được đầu tư xây dựng, cụ thể như từ năm 2007 đến năm 2011 trên toàn thành phố có 26 dự án được đưa vào để thực hiện, trong đó có 17 dự án có liên quan đến việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân, cụ thể qua từng năm như sau:

3.3.1.1. Thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp các dự án được triển khai năm 2007 tại thành phố Hạ Long

Trong năm 2007, thu hồi 17.918 ha đất nông nghiệp của 230 hộ dân để xây dựng các công trình số tiền chi trả bồi thường là 7.145.720.000đ.

Bồi thường đất được tính theo bảng giá đất nông nghiệp được UBND tỉnh quy định tại quyết định số 4228/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006.

Chính sách hỗ trợ được UBND tỉnh quy định tại Quyết định số 4466/2005/ QĐ – UBND ngày 01/12/2005

Tiền đền bù đất = diện thu hồi x giá loại đất thu hồi (theo bảng giá)

Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng 20% giá đất ở liền kề:

Tiền hỗ trợ = diện tích thu hồi x 20% giá đất ở liền kề ( theo bảng giá) Đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng 30% giá đất ở liền kề

Tiền hỗ trợ = diện tích thu hồi x 30% giá đất ở liền kề ( theo bảng giá) Căn cứ vào các quyết định thu hồi đất của từng dự án, dựa vào phương án bồi thường đã được xét duyệt do vậy kết quả thu hồi đất nông nghiệp của từng dụ án cụ thể như sau:

Các dự án đánh giá thể hiện qua bảng 3.8.

Bảng 3.8. Các dự án có thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long năm 2007 TT Tên dự án Diện tích thu hồi (ha) Số hộ bị thu hồi đất (hộ) Số tiền bồi thƣờng (triệu đồng) Số tiền hỗ trợ (triệu đồng)

1 DA Xây dựng khu tái định cư Lô

1, Lô 2 năm tầng phố mới 4,200 121 1.386,00 1.260,00 2 DA Xây dựng khu vui chơi giải

trí của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Lực

3,200 61 852,80 1.705,60 3 DA khai thác đất san lấp mặt

bằng 4,598 12 1.563,32 0,00

4 DA xây dựng trường trung học cơ sở Tuần Châu của ban quản lí dự án thành phố Hạ Long

1,300 32 117,00 312,00 5 DA Đầu tư kinh doanh hạ tầng

Công ty Xây dựng công trình 507 8,400 4 1.512,00 0,00

Tổng 05 dự án 17,918 230 3.868,12 3.277,60

Dự án 1: XD khu tái định cư lô1, lô2 năm tầng phố mới phường Trần Hưng Đạo (vùng trung du).

Diện tích thu hồi 4.2ha đất nông nghiêp (trồng cây hàng năm hạng 2) của 121 hộ gia đình. Đất trồng câu hàng năm hạng 2 phường tại phường Trần Hưng Đạo được đền bù với giá 33.000đ/1m2.

Do vậy giá bồi thường đất được tính: 42000m2 x 33.000đ= 1.386.000.000đ.

Dự án thu hồi đất trồng cây hàng năm xen kẽ khu dân cư, hạn mức đất ở khu vực là 200 m2/ hộ không có hộ nào vượt quá 5 lần hạn mức đất ở, giá đất ở liền kề là 150.000đ/ 1m2

Do vậy tiền hỗ trợ được tính:

42000m2 x 20% x 150.000đ= 1.260.000.000.000đ. Tổng giá trị bồi thường là: 2.646.000.000đ

Dự án 2: Xây dựng khu vui chơi giải trí Công ty TNHH XD đầu tư và phát triển Hiệp Lực tại phường Yết Kiêu (khu vực trung du).

Diện tích thu hồi 3.28 ha đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm hạng 3) của 61 hộ gia đình Đất trồng cây hàng năm hạng 3 vùng trung du được bồi thường với giá là 26.000 đ/1m2

.

Do vậy tổng giá trị bồi thường đất được tính: 32800m2 x 26.000 = 852.800.000đ

Dự án thu hồi đất nông nghiệp trồng cây hàng năm xen kẽ khu dân cư, hạn mức đất ở khu vực là 220 m2/ hộ không có hộ nào vượt quá 5 lần hạn mức đất ở, giá đất ở liền kề là 130.000đ/ 1m2

Do vậy tiền hỗ trợ được tính:

32800m2 x 20% x 130.000đ = 852.800.000đ. Tổng giá trị bồi thường là: 1.705.600.000đ

Dự án 3: Khai thác đất san lấp mặt bằng Công ty cổ phần lắp máy và xây dựng tại phường Hà Khẩu (khu vực trung du).

Diện tích thu hồi 45.98 ha đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất có điều kiện không thuận lợi) của 12 hộ gia đình. Đất rừng sản xuất có điều kiện không thuận lợi vùng trung du du được bồi thường với giá là 3.400 đ/1m2

. Do vậy tổng giá trị bồi thường đất được tính:

459800m2 x 3.400 = 1.563.320.000đ

Dự án này không thu hồi đất nông nghiêp xen kẽ khu dân cư, không có đất vườn, ao liền kề khu dân cư.

Tổng số tiền bồi thường của dự án là 1.563.320.000đ

Dự án 4: Xây dựng trường PTCS Tuần Châu của BQLDA thành phố Hạ Long tại phường Tuần Châu (khu vực miền núi)

Diện tích thu hồi 1.3 ha đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm hạng 5) của 32 hộ gia đình. Đất trồng cây hàng năm hạng 5 vùng miền núi được bồi thường với giá là 9.000 đ/1m2.

Do vậy tổng giá trị bồi thường đất được tính: 13000m2 x 9.000 = 117.000.000đ

Dự án thu hồi đất nông nghiệp trồng cây hàng năm xen kẽ khu dân cư, hạn mức đất ở khu vực là 300 m2/ hộ không có hộ nào vượt quá 5 lần hạn mức đất ở, giá đất ở liền kề là 130.000đ/ 1m2

Do vậy tiền hỗ trợ được tính: 13000m2 x 20% x 120.000đ = 312.000.000đ.

Tổng giá trị bồi thường là: 429.000.000đ

Dự án 5: Xây dựng đầu tư kinh doanh hạ tầng Chi nhánh công ty xây dựng công trình 507 tại phường Cao Xanh (khu vực trung du)

Diện tích thu hồi 12.0 ha đất nuôi trông thủy sản (đất nuôi trông thủy sản hang 4) của 04 hộ gia đình. Đất nuôi trông thủy sản hạng 4 vùng trung du được bồi thường với giá là 9.000 đ/1m2

.

Do vậy tổng giá trị bồi thường đất được tính: 120.000m2 x 9.000 = 1.080.000.000đ

Dự án này không thu hồi đất nông nghiêp xen kẽ khu dân cư, không thu hồi đất vườn, ao liền kề khu dân cư.

Tổng số tiền chi trả của dự án là 1.080.000.000đ

3.3.1.2. Thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp các dự án được triển khai năm 2008 tại thành phố Hạ Long

Trong năm 2008, thu hồi 3.378 ha đất nông nghiệp của 37 hộ dân để xây dựng các công trình số tiền chi trả bồi thường là 2.424.710.000đ.

Bồi thường đất được tính theo bảng giá đất nông nghiệp được UBND tỉnh quy định tại Quyết định số 460/2008/QĐ-UBND ngày 15/02/2008.

Căn cứ vào các Quyết định thu hồi đất của từng dự án, dựa vào phương án bồi thường đã được xét duyệt do vậy kết quả thu hồi đất nông nghiệp của từng dụ án cụ thể như sau:

Các dự án đánh giá thể hiện qua bảng 3.9

Bảng 3.9. Các dự án có thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long năm 2008 TT Tên dự án Diện tích thu hồi (ha) Số hộ bị thu hồi đất (hộ) Số tiền bồi thƣờng (triệu đồng) Số tiền hỗ trợ (triệu đồng) 1

DA xây dựng cửa hàng Xăng dầu cảu Công ty trách nhiệm hứu hạn Ngân Hà

0,778 8 25,67 217,84

2

DA đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng của UBND thành phố Hạ Long

2,600 29 691,60 1.489,60

Tổng 02 dự án 3,378 37 717,27 1.707,44

(Nguồn: Ban Bồi thường GPMB thành phố Hạ Long)

Dự án 1: Xây dựng cửa hàng xăng dầu của Công ty TNHH Ngân Hà tại phường Hà Tu (vùng trung du).

Diện tích thu hồi 0.0778 ha đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm hạng 2) của 8 hộ gia đình. Đất trồng cây hàng năm hạng 2 vùng trung du được bồi thường với giá là 33.000 đ/1m2.

Do vậy tổng giá trị bồi thường đất được tính: 778m2 x 33.000 = 25.674.000đ

Dự án thu hồi đất nông nghiệp trồng cây hàng năm xen kẽ khu dân cư, hạn mức đất ở khu vực là 120 m2/ hộ không có hộ nào vượt quá 5 lần hạn mức đất ở, giá đất ở liền kề là 1.400.000đ/ 1m2

Do vậy tiền hỗ trợ được tính:

778m2 x 20% x 1.400.000đ = 217.840.000đ. Tổng giá trị bồi thường là: 243.514.000đ

Dự án 2: DA đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng BQLDA thành phố tại phường Cao Thắng (vùng trung du).

Diện tích thu hồi 2.6 ha đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây lâu năm hạng 2) của 29 hộ gia đình. Đất trồng cây lâu năm hạng 2 vùng trung du được bồi thường với giá là 26.000 đ/1m2.

Do vậy tổng giá trị bồi thường đất được tính: 26.000m2 x 26.000 = 691.600.000đ

Dự án thu hồi đất nông nghiệp trồng cây lâu năm xen kẽ khu dân cư, hạn mức đất ở khu vực là 300 m2/ hộ không có hộ nào vượt quá 5 lần hạn mức đất ở, giá đất ở liền kề là 280.000đ/ 1m2

Do vậy tiền hỗ trợ được tính:

26.000m2 x 20% x 280.000đ = 1.489.600.000đ. Tổng giá trị bồi thường là: 2.181.200.000đ

3.3.1.3. Thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp các dự án được triển khai năm 2009 tại thành phố Hạ Long

Trong năm 2009, thu hồi 2.577 ha đất nông nghiệp của 112 hộ dân để xây dựng các công trình số tiền chi trả bồi thường là 3.211.680.000đ.

Bồi thường đất được tính theo bảng giá đất nông nghiệp được UBND tỉnh quy định tại Quyết định số 460/2008/QĐ-UBND ngày 15/02/2008.

Quyết định số 4466/2005/ QĐ – UBND ngày 01/12/2005 bổ sung cho quyết định 1122/2005/QĐ-UBND ngày 20/4/2005.

Tiền đền bù đất = diện thu hồi x giá loại đất thu hồi (theo bảng giá)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 65 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)