Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 47 - 94)

3. Yêu cầu của đề tài

2.4.3.Phương pháp chuyên gia

Tranh thủ tham vấn ý kiến của những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất để trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất về giải pháp.

2.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lí, đánh giá và phân tích số liệu

- Phương pháp xử lí số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, dùng phần mềm Excel để tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích, công trình,

dự án đó thực hiện theo quy hoạch, hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất.

- Phương pháp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu: Việc phân tích đánh các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ sở so sánh đối chiếu, số liệu được phân tích sát sao, đúng đắn khoa học đảm bảo minh bạch chính xác.

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Đề tài sử dụng phương pháp quy nạp và diễn dịch để đưa ra những đánh giá chung mang tính khái quát về thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất Nông nghiệp tại thành phố Hạ Long.

- Phương pháp chia vùng nghiên cứu (Theo quy định của pháp luật về đơn vị hành chính): Chia vùng nghiên cứu để đảm bảo được những tiêu chí chính xác, không bị khập khiễng giữa các đơn vị nghiên cứu.

2.4.5. Phương pháp biểu đạt kết quả

Thực trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ được trình bày dưới dạng những biểu đồ và bản đồ minh họa.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình cơ bản của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

* Vị trí địa lý: Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993 theo Nghị định số 102/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố Hạ Long được mở rộng, sát nhập 2 xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ theo Nghị định số 51/2001/ NĐ-CP ngày 16/08/2001 của Chính phủ. Như vậy thành phố Hạ Long có toạ độ địa lý:

Từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ bắc.

Từ 106050’ đến 107030’ kinh độ đông. Phía bắc - Tây bắc giáp huyện Hoành Bồ

Phía nam thông ra biển giáp vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng Phía đông - Đông bắc giáp thành phố Cẩm Phả

Phía tây - Tây nam giáp thị xã Quảng Yên.

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hạ Long là 27.195,03 ha (Theo báo cáo kết quả kiểm kê năm 2010). Có quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài 50 km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, với diện tích 434 km2

.

* Địa hình: Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt như sau:

- Vùng đồi núi: Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 - 250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15 - 20% xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ, hẹp.

- Vùng ven biển: Bao gồm địa phận ở phía nam quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển, tuy là vùng đất thấp nhưng không được bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 5m.

- Vùng hải đảo: Đây là toàn bộ diện tích vùng vịnh, gồm khoảng trên 1.900 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu là đảo núi đá.

* Khí hậu:Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, một năm có 2 mùa, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 23,70C dao động từ 16,70

C - 28,60C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 34,90

C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80 - 85% .

- Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ đạt từ 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90% và thấp nhất là 68%.

Chế độ gió – bão: Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: Gió mùa đông bắc và gió tây nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là tây nam 45 m/s.

Hệ thống sông chính: Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai, sông Man, sông Trới đổ vào vịnh Cửa Lục và sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.

Chế độ thuỷ triều: Vùng biển Hạ Long ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh * Cơ sở kinh tế - kỹ thuật: Cơ sở KTKT thành phố Hạ Long trong những * Cơ sở kinh tế - kỹ thuật: Cơ sở KTKT thành phố Hạ Long trong những năm gần đây đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Sản xuất công nghiệp và

- Công nghiệp khai thác, chế biến than: trước mắt vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược năng lượng quốc gia và là ngành kinh tế chủ đạo.

- Công nghiệp cảng, công nghiệp cơ khí mỏ, cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu biển.

- Công nghiệp xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng. - Công nghiệp điện.

- Công nghiệp chế biến.

Để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp định hướng của thành phố về sử dụng đất công nghiệp như sau:

- Khu công nghiệp khai thác than, tăng cường khai thác hầm lò - hạn chế khai thác lộ thiên đáp ứng đủ diện tích cho ngành than phát triển khoảng 800,8 ha.

- Khu công nghiệp Cái Lân: Đây là khu vực cảng, dịch vụ cảng, đóng tàu và cung ứng tàu biển với tổng diện tích khoảng 600,0 ha.

- Khu công nghiệp bắc cửa Lục, thuộc khu vực làng Bang (Hoành Bồ) trong tương lai sẽ thuộc thành phố Hạ Long được xây dựng thành khu công nghiệp xi măng lớn nhất cả nước.

- Khu công nghiệp Hà Khánh được xây dựng nhà máy nhiệt điện phục vụ tại chỗ cho tỉnh và các vùng núi phía Bắc, tiêu thụ than nội địa và một số cơ sở công nghiệp phục vụ nhà máy, diện tích khoảng 350,0 ha.

- Cụm công nghiệp Việt Hưng, diện tích 300 ha.

Các khu công nghiệp nêu trên đều có đủ mặt bằng xây dựng, thuận tiện.Như vậy diện tích để phát triển công nghiệp vào khoảng 2.300 ha.

Hiện nay các doanh nghiệp vào đầu tư nhiều và bắt đầu sản xuất.

* Cảng: Hệ thống cảng và bến tàu du lịch nằm trong Vịnh Hạ Long hoàn toàn có điều kiện đón nhận các loại tàu có trọng tải lớn.

Hệ thống cảng biển gồm có: + Cảng nước sâu Cái Lân. + Cảng Hòn Nét - Hạ Long.

+ Cảng Nam Cầu Trắng giữ công xuất 0,8-1 triệu tấn được sử dụng chuyên dùng cho vận chuyển than thay thế cho cảng Hòn Gai.

+ Cảng Xăng dầu B12 chủ yếu để chuyển xăng dầu cho khu vực phía bắc. + Cảng du lịch Bãi Cháy: Được mở rộng, quy hoạch một số bến đỗ tàu du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu.

- Ngoài ra còn cụm cảng Làng Khánh chuyên bốc súc vận chuyển than.

- Cụm cảng cá Hà Phong cũng đang từng phần đi vào hoạt động...

Du lịch và thương mại;

Dịch vụ được xác định là một ngành kinh tế trọng yếu, có vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của Thành phố. Bằng nhiều nguồn lực khác nhau. Năm 2011 trên địa bàn thành phố có 10.200 cơ sở tham gia kinh doanh dịch vụ.

- Năm 2011 khách du lịch đến thành phố ước đạt 3,2 triệu lượt khách trong đó có 1,7 triệu lượt khách quốc tế .

* Hạ tầng xã hội:

a.Nhà ở: Diện tích sàn nhà ở bình quân: 30,2m2/người

b.Dịch vụ công cộng: Thành phố Hạ Long đã hình thành mạng lưới kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ trong đó có 15 khách sạn có quy mô lớn , 3 trung tâm thương mại và 17 chợ trung tâm, Siêu thị MeTro đã đi vào hoạt động.

c.Các công trình cơ quan: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm hành chính chính trị của tỉnh được xây dựng trên đường Nguyễn Văn Cừ UBND tỉnh quy mô 1,8ha, Tỉnh ủy quy mô 4.1ha. Thành phố đã xây dựng trên trục đường Bến Đoan như Thành ủy-UBND thành phố quy mô 3.1ha, công an thành phố quy mô 1.2ha vv.

* Văn hóa: Thành phố Hạ Long đã có 1 thư viện thành phố và 1 thư viện tổng hợp. Ngoài ra còn có nhiều đình chùa miếu mạo, nhà thờ nằm trên địa bàn thành phố…

* Thể dục thể thao: Thành phố Hạ Long đã có một sân vận động, một nhà thi đấu phục vụ Seagamer. Ngoài ra Cung văn hóa thiếu nhi, cung văn hóa Việt Nhật, khu quảng trường thành phố đang từng bước hình thành.

* Khu thể thao vùng Đông Bắc đã được phê duyệt với diện tích trên 100 ha.

* Giao thông: Hệ thống giao thông, vận tải của thành phố phát triển khá đồng bộ: đường bộ, sắt, thủy và hệ thống cảng biển. Giao thông vận tải thành phố Hạ Long có rất nhiều thuận lợi vừa có điều kiện thông thương với các nước trong khu vực và thế giới thông qua cảng Cái Lân, với các tỉnh trong nước thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long nói chung và phát triển dịch vụ giao thông vận tải nói riêng.

- Về đường bộ: Mạng lưới đường giao thông của thành phố Hạ Long rất thuận lợi cho việc giao lưu với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh miền núi phía bắc và cửa khẩu biên giới của tỉnh như: Đường quốc lộ 18A, quốc lộ 18B, hiện nay đã thi công xây dựng xong cầu Bãi Cháy đi ngang vịnh Cửa Lục và hệ thống đường dẫn vào hai đầu cầu Bãi Cháy.

- Thành phố Hạ Long nằm trên trục đường QL 18A, cách Hà Nội 165 km về phía tây, cách Hải Phòng 70 km về phía tây nam.

+ Quốc lộ 18A qua thành phố dài 47,8 km đã nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, các đoạn đi qua thành phố đã xây dựng xong thành đường đô thị.

- Về đường thuỷ: Hệ thống cảng và bến tàu du lịch nằm trong Vịnh Hạ Long hoàn toàn có điều kiện và sẵn sàng đón nhận các loại tàu nội địa và tàu viễn dương có trọng tải lớn.

- Về đường sắt:

Hiện tại Quảng Ninh nói chung, Hạ Long nói riêng mới chỉ có tuyến đường sắt từ Kép - Bãi Cháy dài hơn 166 km, (tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy qua địa bàn thành phố dài 14,5 km tới ga Hạ Long), và một số đường sắt

chuyên dùng, tuyến đường này chỉ chủ yếu vận chuyển than và một lượng hàng hoá không đáng kể từ Bãi Cháy vào trong nội địa.

* Tình hình phát triển thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc đã được nâng cấp và trải rộng trên toàn địa bàn. Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện theo quy hoạch.

Tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình đạt trên 95%; 100% thôn bản có điện thoại và internet.

* Hệ thống thủy lợi và cấp, thoát nước:

Hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn thành phố hiện có các tuyến đê, kè như: Tuyến đê Minh Khai, Yên Cư, Quỳnh Nhung thuộc phường Đại Yên. Các tuyến đê này đều có kết cấu đất đắp.

Hệ thống cấp nước cho thành phố: Là thành phố có nguồn nước mặt rất hạn chế, không có hệ thống sông lớn nào chảy qua, chỉ có một số sông nhỏ, lưu lượng từ vài chục đến trên dưới 100m3/s, không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về mùa khô.

- Thành phố được chia thành 2 khu vực cấp nước riêng biệt, cả 2 mạng lưới đều sử dụng nước mặt kết hợp nước ngầm.

Hệ thống thoát nước thải:

- Nhà máy XLNT Cái Dăm tại Bãi Cháy có công xuất 3.500 m3/ngày.đêm

phục vụ XLNT sinh hoạt cho khu vực Bãi Cháy.

- Trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2.500 m3/ngày tại khu vực Vườn Đào xử lý nước thải cho khu vực du lịch Bãi Cháy.

Xử lý rác thải rắn:

Thành phố hiện có hai bãi chôn lấp chất thải rắn: Khu vực miền đông là bãi rác Đèo Sen thuộc phường Hà Khánh và khu vực miền tây là bãi rác Hà Khẩu. Đây là những nơi tập kết và xử lý rác thải của thành phố.

Năm 2008 thành phố cũng vừa xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành thử nhà máy xử lý rác thải Hà Khánh.

* Giáo dục, đào tạo: Trên địa bàn thành phố có trường đào tạo cán bộ tỉnh quy mô 3,8ha, trường trung học xây dựng quy mô 0,3ha, trường cao đẳng y quy mô 1.0ha, trường trung học công nghiệp Hồng cẩm quy mô 6ha, trường chính trị quy mô 4.5ha, trường văn hoá nghệ thuật quy mô 0,3ha, trường lái xe quy mô 1,18ha có 2 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm đào tạo tin học ngoại ngữ và 1 trung tâm giáo dục Hạ Long.

* Hệ thống giáo dục đã phát triển hiện có 9 trường PTTT và hàng chục trường phổ thông các cấp.

Toàn thành phố có 25/61 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia tăng 8 trường so với đầu nhiệm kỳ. Chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học và trình độ của đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đạt khá và giỏi trên 80%; 100% giáo vên đạt chuẩn, 65% giáo vên đạt trên chuẩn; liên tục nhiều năm là địa phương đứng đầu toàn tỉnh về chất lượng giáo dục đào tạo; tỷ lệ học sinh các bậc học lên lớp đạt từ 99-99,8%.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong giáo dục, thành phố đã khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

* Ngành y tế: Thành phố Hạ Long có 2 bệnh viện đa khoa một viện điều dưỡng phục hồi chức năng, bệnh viện phụ sản và bệnh viện quốc tế đang xây dựng, có 16 phòng khám đa khoa và 20 trung tâm y tế phường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các cơ sở y tế trên địa bàn được đầu tư xây dựng mới và sắm trang thiết bị hiện đại với tổng mức đầu tư từ năm 2007 đến nay ước đạt 470,3 tỷ đồng, như Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện Lao và Phổi, Bệnh viện Y Dược cổ truyền, Bệnh viện Đa Khoa khu vực Bãi Cháy, trung tâm y tế thành phố, các trạm y tế phường.

- Các cơ sở y tế tư nhân phát triển nhân rộng trên khắp địa bàn thành phố năm 2006 số cơ sở y tế tư nhân là 17 đến năm 2011 có thêm 18 cơ sở được cấp phép tổng số cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố lên là 35 cơ sở.

* Văn hoá - thể thao: Việc thực hiện nếp sống mới, xây dựng các khu văn hoá phát triển mạnh mẽ trên toàn thành phố, với khẩu hiệu “Người Hạ Long nói lời hay, cử chỉ đẹp”. Từ năm 2007 đến nay, thành phố đã đầu tư mới

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 47 - 94)