Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán cửa nhôm vân gỗ tại công ty CP SXKD Phú Thiên Long

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng cửa nhôm vân gỗ tại công ty cp sản xuất kinh doanh phú thiên long (Trang 54 - 62)

- Hình thức kế toán trên máy vi tính

3.2.2.Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán cửa nhôm vân gỗ tại công ty CP SXKD Phú Thiên Long

PHÚ THIÊN LONG

3.2.2.Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán cửa nhôm vân gỗ tại công ty CP SXKD Phú Thiên Long

SXKD Phú Thiên Long

Chứng từ là cơ sở ban đầu cho mọi hạch toán kế toán, bởi vậy việc sử dụng hệ thống chứng từ khoa học, hợp lý, chính xác là yêu cầu rất cần thiết đối với công tác kế toán. Hiện nay, Phú Thiên Long đã và đang sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán theo Quyết định 48/QĐ – BTC của bộ trưởng bộ tài chính. Hệ thống chứng từ bao gồm hai loại là chứng từ kế toán có tính bắt buộc và chứng từ kế toán có tính hướng dẫn. Về cơ bản, việc sử dụng các chứng từ tại doanh nghiệp là đúng và hợp lý, tuy nhiên vẫn còn một số sai sót như chứng từ ghi chép không đầy đủ, cẩn thận. Việc bảo quản và sử dụng chứng từ đã đảm bảo và đạt yêu cầu, tuy nhiên doanh nghiệp cần nên hoàn thiện trên các mặt như phải tiến hành in và lưu giữ các phiếu xuất kho thống nhất theo mẫu được quy định sẳn trong quyết định 48/QĐ – BTC của Bộ tài chính, tạo sư tuân thủ và thống nhất chính sách kế toán áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hợp thức và hợp pháp hóa hơn nữa các chứng từ sử dụng. Hầu hết phiếu xuất kho của đơn vị chỉ mới có thông tin về loại hàng và số lượng hàng bán mà chưa có đơn giá cụ thể, như vậy sẽ gây tình trạng bất lợi, không thuận tiện trong việc kiểm tra, kiểm soát tính chính xác của giá vốn hàng xuất kho, gây nên tình trạng khó kiểm soát và kiểm tra lô hàng đã xuất bán. Để thuận lợi cho việc theo dõi một cách chính xác các thông tin về hàng bán doanh nghiệp nên bổ sung các thông tin trên phiếu xuất kho theo đúng mẫu biểu hiện hành của chế độ kế toán. (Phụ lục 20).

( 2) Giải pháp hoàn thiện nợ phải thu

Hiện nay kế toán của đơn vị không sử dụng tài khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Bởi vậy, khi phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi, sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng và thiếu chủ động trong việc quay vòng vốn tái sản xuất kinh doanh. Việc không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đôi khi còn dẫn đến tình trạng rủi ro khi các khoản nợ là không thể thu hồi, đối tác rơi vào tình trạng phá sản....Bởi vậy việc lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi là cần thiết. Các khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi khi quá hạn trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc cam kết nợ khác....

Theo quy định tại thông tư 228/2009/TT – BTC ban hành ngày 07/12/2009 thì phương pháp lập dự phòng như sau:

Doanh nghiệp phải dự kiến , mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên, trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới một năm. + 50% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ một năm đến dưới hai năm

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến 3 năm + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết...thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Tài khoản vận dụng

Để hạch toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, theo quy định trong quyết định 48/2006/QĐ – BTC công ty phải mở và sử dụng TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi

Kết cấu tài khoản: Bên nợ:

- Hoàn nhập dự phòng phả thu khó đòi - Xóa các khoản dự phòng phải thu khó đòi Bên có:

- Số dự phòng phải thu khó đòi được trích lập vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Trình tự hạch toán

Khi các khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại khoản 2, điều 6, thông tư số 228/2009/TT – BTC

như đã nêu ỏ trên; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp không phải trích lập.

Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích lập thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch. Kế toán ghi nợ cho tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 6422) đồng thời ghi có cho tài khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 1592)

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi phát sinh trường hợp này kế toán ghi nợ cho tài khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 1592) và ghi có cho tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 6422)

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là thực sự không đòi được thì được phép xóa nợ. Căn cứ vào quyết định xóa nợ các khoản phải thu khó đòi kế toán tiến hành ghi nợ cho tài khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 1592) nếu đã lập dự phòng hoặc ghi nợ cho tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 6422) nếu chưa lập dự phòng. Đồng thời kế toán ghi có cho tài khoản phải thu khách hàng (TK 131) và ghi có cho tài khoản phải thu khác (TK 138)

Đồng thời kế toán ghi có cho tài khoản nợ phải đòi đã xử lý (TK 004)

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ nếu sau đó thu hồi được kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được và kế toán tiến hành ghi nợ cho tài khoản tiền mặt (TK 111), hoặc Tài khoản TGNH (TK 112)....Ghi có cho tài khoản thu nhập khác (TK 711)

Đồng thời kế toán ghi vào bên có tài khoản nợ khó đòi đã xử lý ( TK 004)

(3) Giải pháp hoàn thiện giảm giá hàng tồn kho

Đối với sự biến động không ngừng của thị trường và giá cả, thì giá trị của HTK trên thị trường có thể bị giảm so với giá gốc. Theo nguyên tắc thận trọng, thì kế toán nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do đặc điểm mặt hàng cửa nhôm vân gỗ là sản phẩm có giá trị tương đối lớn trên một sản phẩm nên khi có sự biến động lớn của thị trường thì ảnh hưởng sẽ rất lớn đến giá trị của HTK. Bởi vậy, trích lập khoản dự phòng giảm giá HTK là rất cần thiết đối với sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.

Dự phòng giảm giá HTK là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá trị đã ghi sổ kế toán của HTK. Việc lập

dự phòng nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do HTK bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán.

Theo thông tư 228/2009/TT – BTC hướng dẫn trích lập và mức trích lập dự phòng dự tính theo công thức sau:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức dự phòng Lượng vật tư hàng Giá gốc Giá trị thuần có Giảm giá vật = hóa thực tế tồn kho x HTK theo - thể thực hiện Tư hàng hóa tại thời điểm lập BCTC sổ kế toán được của HTK

Mức lập dự phòng giảm giá HTK được tính cho từng loại HTK bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng là tài khoản 1593 – Dự phòng giảm giá HTK

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của HTK.

Kết cấu Bên nợ:

- Giá trị dự phòng giảm giá HTK được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ

Bên có:

- Giá trị dự phòng giảm giá HTK đã lập tính vào giá vốn của hàng bán trong kỳ.

Số dư bên có: Giá trị dự phòng giảm giá HTK hiện còn cuối kỳ

Trình tự hạch toán

Cuối kỳ kế toán năm, kế toán xác định số dự phòng giảm giá HTK cần lập và ghi nợ cho tài khoản giá vốn hàng bán (TK 632) và ghi có cho tài khoản dự phòng giảm giá HTK (TK 1593)

Sang năm sau, khi có quyết định xử lý tiêu hủy số lượng HTK kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng đã được lập dự phòng ở năm trước, kế toán tiến hành ghi nợ cho tài khoản dự phòng giảm giá HTK (TK 1593) số dự phòng được xử lý vào giá trị hàng hóa bị thiệt hại và ghi có cho tài khoản giá vốn hàng bán (TK 632) giá trị hàng hóa bị thiệt hại lớn hơn số dự phòng.

Cuối năm, xác định số dự phòng giảm giá HTK cần lập cho năm kế tiếp so sánh với số dự phòng đã lập của năm trước chưa sử dụng.

+ Nếu số dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng còn lại của năm trước (Số dư có TK 1593) thì lập thêm, kế toán tiến hành ghi nợ cho tài khoản giá vốn hàng bán (TK 632) và ghi có cho tài khoản dự phòng giảm giá HTK.

+ Nếu số dự phòng cần lập nhỏ hơn số dự phòng còn lại năm trước (Số dư có TK 1593) thì hoàn nhập dự phòng thừa. Kế toán tiến hành ghi nợ cho tài khoản dự phòng giảm giá HTK (TK 1593) và ghi có cho tài khoản giá vốn hàng bán (TK 632).

(4) Chiết khấu thanh toán

Một trong những tồn tại của Phú Thiên Long hiện nay là tình trạng chậm thanh toán của khách hàng nhằm chiếm dụng vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu hồi vốn kịp thời, tiến hành quay vòng vốn, tái sản xuất kinh doanh. Để giảm thiểu hiện tượng này, doanh nghiệp phải có các chính sách nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nợ đúng thời hạn. Chiết khấu thanh toán cho khách hàng là một trong các chính sách mà doanh nghiệp cần áp dụng để giải quyết các tồn tại trên. Doanh nghiệp phải có các quy định về chiết khấu thanh toán một cách rõ ràng trong hợp đồng. Khoản chiết khấu thanh toán này được hạch toán vào chi phí tài chính cho việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc để đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán một cách hợp lý, vừa đảm bảo tính kinh tế, không quá lãng phí và có tính thuyết phục đối với khách hàng.

Cách xác định khoản chiết khấu thanh toán

Hiện nay, các hợp đồng thanh toán của khách hàng với doanh nghiệp hầu hết được tiến hành làm hai đợt, tùy theo giá trị của hợp đồng và đặc điểm của khách hàng mà tỷ lệ thu giữa hai đợt này có sự khác nhau giữa các khách hàng. Các khoản thanh toán đợt một đều diễn ra theo đúng thời hạn trong hợp đồng, các khoản thanh toán đợt

hai thường bị quá hạn. Để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng thời hạn, công ty nên có chính sách chiết khấu thanh toán như sau.

Nếu thanh toán ngay khi ký kết hợp đồng : tỷ lệ chiết khấu là 4 % trên tổng giá thanh toán

Nếu thanh toán ngay sau khi nhận được hàng: Tỷ lệ chiết khấu là 2%

Nếu thanh toán trong khoảng thời gian sau 10 ngày nhận hàng tỷ lệ chiết khấu là 1%

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 635 – Chi phí tài chính

Tài khoản này phản ánh những khoản hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán...dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái....

Kết cấu tài khoản: Bên nợ:

- Các khoản chi phí tài chính

- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các khoản lỗ chênh lệch về tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ - Các khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ

- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Bên có:

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính vào các khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

Tài khoàn 635 – Chi phí tài chính không có số dư cuối kỳ

Trình tự hạch toán

Khi phát sinh khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng mua sản phẩm của công ty được hưởng, kế toán tiến hành ghi nợ tài khoản chi phí tài chính (TK 632) và ghi có các tài khoản liên quan như Tài khoản phải thu của khách hàng (TK 131), tài khoản tiền mặt (TK 111) hoặc tài khoản TGNH (TK 112)

Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí chiết khấu thanh toán cho khách hàng trong kỳ sang tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Kế toán ghi nợ cho tài khoản xác định kết quả kinh doanh (TK 911)và ghi có cho tài khoản chi phí tài chính (TK 635)

(5) Giải pháp về việc chi tiết tài khoản 156 – Hàng hóa

Sản xuất và kinh doanh một lúc cùng nhiều mặt hàng, tuy nhiên tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp đều được hạch toán trên tài khoản cấp một là 156 – Hàng hóa mà chưa chi tiết cho từng loại hàng hóa cụ thể. Do vậy khi quản lý và kế toán sẽ gặp một số khó khăn như khó nhận biết được sự biến động của từng mặt hàng cụ thể. Không biết được một cách chính xác trong kỳ số lượng hàng hóa nào tiêu thụ được nhiều nhất, từ đó đối với những hàng hóa kinh doanh tốt thì tiếp tục phát huy và sản xuất, còn đối với những mặt hàng kinh doanh chưa hiệu quả thì tìm ra biện pháp để khắc phục, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể để thuận lợi cho việc hạch toán doanh nghiệp nên chi tiết tài khoản 156 – Hàng hóa cho từng hàng hóa cụ thể như sau C0011:

Tài khoản 156C0011: Cửa đi nhôm vân gỗ Tài khoản 156C0012: Cửa lùa nhôm vân gỗ Tài khoản 156C0013: Cửa sổ mở vân gỗ Tài khoản 156C0014: Cửa lật nhôm vân gỗ Tài khoản 156C0015: Cửa cuốn....

(6) Giải pháp về việc chi tiết Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa

Cũng như với tài khoản 156 – Hàng hóa, để tiện lợi cho việc hạch toán và bóc tách rõ ràng doanh thu của từng loại cửa riêng biệt tương ứng với sự chi tiết tài khoản 156 – Hàng hóa nêu trên doanh nghiệp nên tiến hành kế toán chi tiết tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng cho từng lọa sản phẩm cửa riêng biệt như sau:

Tài khoản 5111C0011: Doanh thu bán sản phẩm cửa đi nhôm vân gỗ Tài khoản 5111C0012: Doanh thu bán sản phẩm cửa lùa nhôm vân gỗ Tài khoản 5111C0013: Doanh thu bán sản phẩm cửa sổ mở vân gỗ Tài khoản 5111C0014: Doanh thu bán sản phẩm cửa lật nhôm vân gỗ Tài khoản 511C0015: Doanh thu bán sản phẩm cửa cuốn...

Tương ứng với doanh thu bán hàng, doanh nghiệp sẽ chi tiết tài khoản giá vốn hàng bán như sau:

Tài khoản 632C0011: Giá vốn sản phẩm cửa đi nhôm vân gỗ Tài khoản 632C0012: Giá vốn bán sản phẩm cửa lùa nhôm vân gỗ Tài khoản 632C0013: Giá vốn bán sản phẩm cửa sổ mở vân gỗ

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng cửa nhôm vân gỗ tại công ty cp sản xuất kinh doanh phú thiên long (Trang 54 - 62)