Đặc điểm phân bố về thành phần loà

Một phần của tài liệu đặc điểm khu hệ và cấu trúc thành phần loài, quần xã động vật đáy khu bảo tồn biển phú quý (Trang 32 - 34)

4 Tây Bắc Phú Quý Rạn nghèo 3-15 33

1.4.2.1. Đặc điểm phân bố về thành phần loà

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự phân bố không đều về số lượng và cấu trúc thành phần loài trên 9 vùng rạn san hô nghiên cứu. Vùng rạn có số lượng thành phần loài nhiều nhất là Đông Hòn Tranh (31 loài), tiếp đến là khu vực Nam Phú Quý (26 loài), khu vực Đông Nam Phú Quý có 23 loài. Khu vực phía Tây Hòn Tranh và khu Hòn Đỏ, Hòn Đen có số loài bằng nhau (16 loài). Vùng rạn có thành phần loài ít nhất nhất là khu vực phía Bắc Phú Quý (12 loài) (hình 5), vùng rạn này cũng là điểm có độ phủ san hô thấp nhất trong 9 vùng rạn san hô nghiên cứu.

Hình 5: Số lượng loài giáp xác ở khu vực ven đảo Phú Quý

Theo đánh giá ở trên, so sánh phân bố số lượng loài giữa các mặt cắt khảo sát thấy rằng, có sự chênh lệch về số lượng loài giữa các mặt cắt khảo sát. Vùng rạn thuộc Đông Hòn Tranh có số loài cao nhất và vùng rạn Bắc Phú Quý có số lượng loài thấp nhất. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’) tính cho quần xã giáp xác sống trong các rạn san hô khu vực ven đảo Phú Quý trung bình trên 7 rạn khảo sát đạt 1,03 (dao động trong khoảng 0,81 – 1,35) (bảng 13). Qua đó ta nhận thấy chỉ số đa dạng sinh học khu vực ven đảo Phú Quý đạt mức độ trung bình.

Bảng 13: Số lượng loài và chỉ số đa dạng sinh học (H’) vùng ven đảo Phú Quý Điểm khảo sát Tổng số loài Chỉ số đa dạng H’

Đông Hòn Tranh 31 1,35

Tây Hòn Tranh 16 0,83

Khu Hòn Đỏ, Hòn Đen 16 0,87

Đông Nam Phú Quý 23 1,14

Đông Bắc Phú Quý 15 1,02

Tây Nam Phú Quý 16 0,92

Tây Bắc Phú Quý 14 1,06

Bắc Phú Quý 12 0,81

Nam Phú Quý 26 1,24

Một phần của tài liệu đặc điểm khu hệ và cấu trúc thành phần loài, quần xã động vật đáy khu bảo tồn biển phú quý (Trang 32 - 34)