1. Đa dạng thành phần loài động vật đáy khu vực ven đảo Phú Quý
1.1.2.3. Phân bố theo đới độ sâu
Thành phần loài, mật độ và khối lượng các loài ĐVTM phân bố theo đới độ sâu khác nhau. Ở đới cạn, khối lượng trung bình 1,90 g/m2 và số lượng trung bình 22,7 cá thể/m2 cao gấp gần 4 lần khối lượng và số lượng trung bình ở đới sâu.
Kết quả phân tích cho thấy, các loài Coralliophila neritoides và Drupella conus là những loài chiếm ưu thế, phân bố rộng, có mật độ và khối lượng lớn nhất trong quần xã. Các loài Chicoreus brunneus, Mancinella alouina, Cronia achrostoma… là những loài phân bố hẹp và có mật độ, khối lượng thấp, không ưu thế và ít phổ biến.
Kết quả phân tích định lượng theo độ sâu cho thấy, về thành phần loài đới cạn có 35 loài trong tổng số 73 loài, nhiều hơn đới sâu 7 loài. Sự phân bố về thành phần loài khác nhau này có thể liên quan đến thức ăn của chúng. Đới cạn gần mặt nước, ánh sáng nhiều nên phù hợp cho sự phát triển của các loài.
Theo Odum (1975) các chỉ số đa dạng sinh học ngoài sự phụ thuộc vào số lượng loài (S) còn phụ thuộc vào tổng số cá thể (N) của tất cả các loài có trong trạm nghiên cứu. Vì vậy, mặc dù khối lượng và mật độ đới cạn cao gấp 5 lần và số lượng loài nhiều hơn đới sâu, nhưng căn cứ vào các chỉ số đa dạng loài cho thấy sự phân bố ĐVTM ở đới sâu đa dạng hơn đới cạn. Cụ thể là chỉ số ưu thế (C), độ phong phú loài (d), chỉ số đa dạng loài (H’) của ĐVTM ở đới sâu cao hơn đới cạn và mức độ đồng đều (J’) của đới sâu cũng cao hơn đới cạn.
Bảng 8: Các chỉ số đa dạng loài của ĐVTM phân bố theo độ sâu của các vùng ven đảo Phú Quý
Theo độ sâu S N d J’ H’ C
Đới cạn 35 46,112 3,836 0,419 1,389 0,764
Đới sâu 28 38,094 4,685 0,728 2,153 0,892