Đa dạng thành phần loài nhóm da gai 1 Thành phần loà

Một phần của tài liệu đặc điểm khu hệ và cấu trúc thành phần loài, quần xã động vật đáy khu bảo tồn biển phú quý (Trang 29 - 31)

4 Tây Bắc Phú Quý Rạn nghèo 3-15 33

1.3. Đa dạng thành phần loài nhóm da gai 1 Thành phần loà

1.3.1. Thành phần loài

Kết quả phân tích mẫu vật, xử lý các số liệu thu thập được từ chuyến khảo sát đã thống kê được 38 loài của ngành da gai. Trong đó lớp huệ biển (Crinoidea) có 1 bộ, 3 họ và 12 loài. Lớp hải sâm (Holothuroidea) có 1 bộ 1 họ và 4 loài. Lớp sao biển (Asteroidea) có 3 bộ, 5 họ và 6 loài. Lớp cầu gai (Echinoidea) có 4 bộ, 4 họ và 6 loài. Cuối cùng là lớp đuôi rắn (Ophiuroidea) có 1 bộ, 4 họ và 6 loài. Cấu trúc khu hệ da gai khu vực ven đảo Phú Quý được thể hiện trên bảng 10.

Bảng 10: Cấu trúc thành phần loài động vật da gai khu vực ven đảo Phú Quý

Lớp Bộ Họ Giống Loài

Huệ biển (Crinoidea) 1 3 9 12

Hải sâm (Holothuroidea) 1 1 1 4

Sao biển (Asteroidea) 3 5 7 10

Cầu gai (Echinoidea) 4 4 5 6

Đuôi rắn (Ophiuroidea) 1 4 5 6

Tổng 11 15 26 38

Qua bảng 10 cho thấy phong phú hơn cả là lớp huệ biển, 12 loài, chiếm 31,6% tổng số loài. Tiếp đến là lớp sao biển: 10 loài - 26,3%; cầu gai và đuôi rắn: 6 loài - 15,8%, thấp nhất là lớp hải sâm chỉ có 4 loài chiều. Tỷ lệ phần trăm của các lớp da gai được thể hiện trên hình 4.

So với các vùng biển thuộc khu vực Côn Đảo, Phú Quốc, Cồn Cỏ thì thành phần loài động vật da gai có sự phong phú hơn (Cồn Cỏ 14 loài, Côn Đảo 19 loài, Phú Quốc 17 loài (Đỗ Văn Khương, 2008).

So với các vùng biển xa hơn như Cô Tô mới phát hiện được 8 loài và vùng Hạ Long - Cát Bà cũng mới chỉ phát hiện được 20 loài, với khu hệ da gai biển Việt

Nam nói chung, khoảng 300 loài (Đào Tấn Hổ, 1994) thì chỉ chiếm khoảng 12%. Còn nếu so sánh với toàn vịnh Bắc Bộ, khoảng 70 loài thì chúng chiếm khoảng 54%.

Hình 4: Tỷ lệ % thành phần loài của khu hệ da gai ven đảo Phú Quý 1.3.2. Đặc điểm phân bố

Sự phân bố của các loài da gai, nói riêng, và của sinh vật đáy, nói chung, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu xét trong phạm vi rộng (toàn cầu hay Việt Nam) thì các yếu tố khí hậu (địa đới) quan trọng hơn cả. Còn trong một phạm vi hẹp như khu vực ven đảo Phú Quý thì yếu tố về đặc điểm môi trường sống (habitat) mà ở đây là nền đáy với các đặc điểm cơ bản của chúng có vai trò quyết định. Vùng rạn san hô quanh các điểm khảo sát của khu vực ven đảo Phú Quý thường được tạo thành bởi cát, sỏi, đá phong hoá từ đá cát kết. Một số điểm khảo sát thường có tích tụ bùn, cát, sỏi nên sự phân bố của da gai tương đối phong phú. Phân bố trên các đới độ sâu khác nhau thường có các loài khác nhau.

Bảng 11: Sự phân bố của da gai theo mặt các dạng khu vực khảo sát

Vùng đá, san hô cứng

Các loài đuôi rắn: Ophiopholis mirabilis, Ophiactis lymani, Ophioderma brevicaudum, Ophiocrates heros, Ophiarachna incrassata, Ophiolepis superba.

Vùng đá, rạn

incrassata, Ophiolepis superba; Các loài hải sâm: Holothuria hilla, Holothuria atra; Loài cầu gai đen Diadema setosum; loài sao biển Astropecten polyacanthus; Archaster typicus.

Vùng đáy đá - san hô chết -

cát san hô

Các loài đuôi rắn: Ophiopholis mirabilis, Ophiactis lymani, Ophioderma brevicaudum, Ophiocrates heros, Ophiarachna incrassata, Ophiolepis superba; Các loài hải sâm: Holothuria hilla, Holothuria atra; các loài cầu gai Diadema setosum,

Echinothrix diadema, Parasalenia boninensis; các loài sao biển

Astropecten polyacanthus; Archaster typicus, Ophiodera sp., Anthenea pentagonula; nhiều loài hải quỳ.

Vùng đá, rạn san hô xen lẫn

đáy cát sỏi, đáy bùn

Các loài đuôi rắn: Ophiopholis mirabilis, Ophiactis lymani, Ophioderma brevicaudum, Ophiocrates heros, Ophiarachna incrassata, Ophiolepis superba.

Qua khảo sát ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, chúng tôi thấy rằng sự sai khác về thành phần loài của cùng một kiều sinh cảnh không nhiều. Sự khác nhau về thành phần loài trong các sinh cảnh khác nhau thường lớn hơn. Qua kết quả khảo sát trên thấy rằng, sự phân bố của các loài da gai ở vùng biển Phú Quý tương tự như các vùng rạn san hô, trên thế giới (Budin, 1980; Le vin & Đào Tấn Hổ, 1989; Kalasnikov, 1989; Đào Tấn Hổ, 1991; Lăng Văn Kẻn, 1995). Từng loài hay nhóm loài thích ứng với từng loại chất đáy khác nhau hoặc ở những độ sâu khác nhau. Điều này có thể giải thích bằng nhiều yếu tố như: nơi cư trú, phương thức kiếm mồi, cạnh tranh nơi ở, thức ăn... Để lý giải cho mỗi loài hoặc nhóm loài cần có những nghiên cứu kỹ hơn về sinh thái cá thể hoặc quần thể, đặc biệt là những loài quý hiếm, để có cơ sở bảo tồn sau này.

Một phần của tài liệu đặc điểm khu hệ và cấu trúc thành phần loài, quần xã động vật đáy khu bảo tồn biển phú quý (Trang 29 - 31)