Đa dạng thành phần loài nhóm giun nhiều tơ 1 Thành phần loài và cấu trúc

Một phần của tài liệu đặc điểm khu hệ và cấu trúc thành phần loài, quần xã động vật đáy khu bảo tồn biển phú quý (Trang 27 - 29)

4 Tây Bắc Phú Quý Rạn nghèo 3-15 33

1.2. Đa dạng thành phần loài nhóm giun nhiều tơ 1 Thành phần loài và cấu trúc

1.2.1. Thành phần loài và cấu trúc

Kết quả nghiên cứu thành phần cấu trúc lớp giun nhiều tơ qua 2 đợt khảo sát tại khu vực ven đảo Phú Quý, đã thống kê được 38 loài của 2 bộ, 15 họ. Họ có thành phần loài nhiều nhất là Phyllodocidae (8 loài), tiếp đến là họ Nereidae. Nhìn chung, số loài trong các giống hay họ đều thấp, chỉ khoảng 2 - 4 loài. Rất nhiều giống hay họ chỉ có 1 loài. Với thành phần loài giun nhiều tơ trên thể hiện tính thích nghi với thể nền đáy cứng trong các thân san hô.

1.2.2. Đặc điểm phân bố

Nhóm giun nhiều tơ chiếm vị trí khá quan trọng trong khu hệ động vật đáy biển Việt Nam, tuy thành phần loài không nhiều như thân mền và giáp xác, nhưng đã phát hiện được khoảng 700 loài. Trong đó một số họ có số loài tương đối nhiều như họ Aphroditidae, Nereidae, Eunicidae, syllidae, Terebellidae, Capitellidae, Nephtyidae… Phần lớn giun nhiều tơ thích ứng với dạng chất đáy là bùn nhuyễn, cá biệt có loài sống ở chất đáy là cát lớn hoặc cát có lẫn vỏ sinh vật, nhiều loài sống trong các tầng san hô chết. Sự phân bố của giun nhiều tơ khác hẳn với thân

mềm, giáp xác và da gai. Nhiều loài giun nhiều tơ phân bố rất rộng trong đó có một số loài có phân bố toàn cầu như Terebellides stroemi, Sternaspis scutata, Nephtys dibranchis…hoặc phân bố rộng ở khu biển nhiệt đới ấn Độ-Thái Bình Dương như Marphysa stragulum, Chloeia parva, Panthalis melanonotu.

Rạn san hô là một hệ sinh thái đặc trưng của khu vực ven đảo Phú Quý, với đặc điểm là nhiều hang hốc, khe rãnh nên rạn san hô rất phong phú nơi cư trú và thức ăn cho các loài sinh vật đáy, trong đó có Giun nhiều tơ. Chúng có thể bám vào các cây san hô sống, đục lỗ trong các tảng san hô chết, chui rúc trong các khe rãnh trên các tảng đá có rong, san hô bao phủ hay trong các hõm có cát san hô tập trung lại. Kết quả khảo sát cho thấy, trên vùng rạn san hô, giun nhiều tơ còn phân ra các nhóm sinh thái sau:

- Nhóm loài ưa sống trên san hô, coi san hô là giá thể: Cơ thể san hô có nhiều nhánh tạo nên các khe rãnh và giữa phần thân san hô chết có nhiều hang lỗ nhỏ. Đây là nơi cư trú an toàn phù hợp với lối sống chui luồn của giun nhiều tơ. Ngoài ra, tại đây thường có trầm tích và các vật chất phân rã từ san hô là nguồn thức ăn quan trọng của giun. Bởi vậy hầu hết các loài phát hiện được đều có đời sống gắn liền với giá thể san hô. Một số loài điển hình là: Prinereis nuntia var.

brevicirris, P. nuntia var. typica, P. vancaurica, Laonice cirrata, Syllis (T.) variegata... hoặc có loài coi san hô là giá thể để làm tổ dạng ống như Hydroides minax.

- Nhóm ưa chất đáy cát thô, vỏ sinh vật lẫn mảnh vụn san hô. Tầng lớp chất đáy này là lớp vỏ sinh vật, vụn xốp và ẩm. Đây là nơi phân bố của một số loài điển hình: Nereis capensis, Eunice indica, Bhawania cryptocephala, Cirratulus dasylophius...

- Nhóm loài ưa chất đáy sét bột: Trên quần xã san hô chết thường có lớp sét bột mỏng che phủ. Đây là nơi phân bố các loài ưa nền đáy mềm: Sternaspis scutata, Iphone muricata, Lysylla sp...

Sự phân bố của giun nhiều tơ phụ thuộc nhiều vào đặc điểm nền đáy. Các điểm khảo sát thuộc khu vực ven đảo Phú Qúy có cấu trúc địa chất khá đa dạng, bao gồm các điểm có nền đáy là đá cát kết và các đảo đá vôi. Trong khi điểm khảo sát khác có nền đáy là đá cuội, nền đáy không ổn định như các đảo đá vôi nên các loài giun nhiều tơ phân bố quanh các điểm đó có khác nhau. Qua đó có thể xem xét đánh giá đặc điểm phân bố của chúng.

Một phần của tài liệu đặc điểm khu hệ và cấu trúc thành phần loài, quần xã động vật đáy khu bảo tồn biển phú quý (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w