Hiện trạng đoạn nghiên cứu (Điểm đầu: 24 Lê Duẩn; Điểm cuối: 320 Lê Duẩn)

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của giao thông xe buýt đến dòng gt hỗn hợp nhiều xe máy (Trang 28 - 30)

Duẩn)

Hình 2.2 Hình minh họa đoạn tuyến nghiên cứu

Trong hình 2.2, những nút được đánh dấu là những nút có lưu lượng lớn, phức tạp trên đoạn tuyến nghiên cứu trên trục đường Lê Duẩn. Việc xác định các nút giao này nhằm mục đích tiến hành điều tra sơ bộ về số lượng giao cắt giữa các hướng, lưu lượng phương tiện, số lượng tuyến xe buýt đi qua để xác định nút giao quan trọng nhất trên đoạn tuyến từ đó tiến hành điều tra tác động của giao thông xe buýt đến DGTHH nhiều xe máy trên nút này.

Tương tự như vậy, đề tài cũng tiến hành lựa chọn ra vị trí có điểm dừng quan trọng nhất trên đoạn tuyến để tiến hành nghiên cứu.

Dưới đây là hiện trạng giao thông trên đoạn tuyến nghiên cứu a) Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trên đoạn nghiên cứu:

(1) Tuyến đường:

Nhìn chung, đường Lê Duẩn có mặt cắt ngang tương đối rộng, khả năng thông qua lớn. Tuy nhiên, chất lượng đường trên phần lớn chiều dài tuyến là không tốt và đang ngày càng xuống cấp do đường được xây dựng từ lâu, thời gian cải tạo trên toàn tuyến đường lần gần đây nhất là vào năm 1992. Ngoài ra, trên tuyến đường cũng có một số đoạn mới được cải tạo trong vài năm gần đây như đoạn trước ga Hà Nội, đoạn từ nút giao Lê Duẩn – Nguyễn Thượng Hiền – Khâm Thiên đến nút Lê Duẩn – Trần Nhân Tông là có chất lượng mặt đường khá tốt.

Bảng 2.1 Các thông số kĩ thuật của đường Lê Duẩn Chiều dài

(m) Chiều rộng lòng đường(m) Chiều rộng vỉa hè(m)

550 10 4,7 + 4,4

1644 14 3,7 + 2.8

Hình 2.3 Các mặt cắt ngang điển hình của đường Lê Duẩn:

Tổ chức giao thông trên trục đường:

Trên toàn đoạn tuyến nghiên cứu, việc tổ chức chiều giao thông là tương đối phức tạp: - Đoạn đầu: từ ngã tư Nguyễn Thái Học – Lê Duẩn đến ngã tư Lê Duẩn – Hai Bà Trưng – Nguyễn Khuyến tổ chức đường hai chiều, phân tách giữa hai chiều giao thông bằng dải phân cách mềm.

- Đoạn giữa: từ ngã tư Lê Duẩn – Hai Bà Trưng – Nguyễn Khuyến đến ngã tư Lê Duẩn – Khâm Thiên – Nguyễn Thượng Hiền tổ chức đường một chiều. Đoạn này chiếm phần lớn chiều dài đoạn tuyến nghiên cứu.

- Đoạn cuối: từ ngã tư Lê Duẩn – Khâm Thiên – Nguyễn Thượng Hiền đến hết đoạn tuyến nghiên cứu (trước nút Lê Duẩn – Trần Nhân Tông) tổ chức giao thông hai chiều, phân tách giữa hai chiều giao thông bằng dải phân cách mềm.

(2) Nút giao thông:

Trên đoạn tuyến nghiên cứu có 5 nút giao thông, đó là các nút:

• Nút Lê Duẩn – Hai Bà Trưng – Nguyễn Khuyến

• Nút Lê Duẩn – Lý Thường Kiệt

• Nút Lê Duẩn – Trần Hưng Đạo

• Nút Lê Duẩn – Nguyễn Du

• Nút Lê Duẩn – Khâm Thiên – Nguyễn Thượng Hiển

Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của các nút giao thông, chu kì đèn của hướng vào nút từ đường Lê Duẩn:

Bảng 2.2 Thống kê nút và tổ chức giao thông tại nút

STT Tên nút Mặt bằng nút Loại đèn tín hiệu Chu kì đèn

1 L.Duẩn-HBT-N.Khuyến Hai pha 80s

X V Đ

37 3 40

2 L.Duẩn-L.T.Kiệt Không bố trí

3 L.Duẩn-T.H.Đạo Không bố trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 L.Duẩn-N.Du Có nhưng không

hoạt động 5 L.Duẩn-K.Thiên-

N.T.Hiền Hai pha

78s

X V Đ

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của giao thông xe buýt đến dòng gt hỗn hợp nhiều xe máy (Trang 28 - 30)