Xung đột tại nút giao thông

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của giao thông xe buýt đến dòng gt hỗn hợp nhiều xe máy (Trang 67 - 71)

- Hình 3.4 minh họa thống kê mật độ tại điểm dừng:

3.5.2 Xung đột tại nút giao thông

a) Trước khi xe buýt xuất hiện:

Bảng 3.21 Thống kê số vụ xung đột tại nút khi không có xe buýt

Cao điểm sáng Cao điểm trưa Cao điểm chiều Số lượng Xung đột Số lượng xung đột/ 10,000 Số lượng xung đột Số lượng xung đột/ 10.000 Số lượng xung đột Số lượng xung đột/ 10.000 8 8,33 9 8,4 7 5,47 24 7,4

Bảng 3.22 Thống kê số vụ xung đột khi có buýt

Cao điểm sáng Cao điểm trưa Cao điểm chiều Số lượng Xung đột Số lượng xung đột/ 10,000 Số lượng xung đột Số lượng xung đột/ 10.000 Số lượng xung đột Số lượng xung đột/ 10.000 1 8,4 0 0 1 7,75 2 5,38

Biểu đồ 3.14 So sánh số xung đột tại nút (21/04/2008)

Nhận xét: Khi xe buýt tham gia giao thông tại nút, số lượng xung đột trong dòng xe không có nhiều biến động lớn. Nguyên nhân là các phương tiện di chuyển ổn định với tốc độ chậm nên có thể dễ dàng điều khiển phương tiện để không gặp phải các xung đột.

Kết luận

Những kết luận mà đề tài rút ra được để phân tích tác động của dòng giao thông xe buýt đến dòng giao thông hỗ hợp nhiều xe máy trên đoạn nghiên cứu trên đường Lê Duẩn là:

 Về vận tốc:

- Giao thông xe buýt ảnh hưởng mạnh đến tốc độ của dòng xe tại điểm dừng và hướng rẽ phải tại nút giao thông:

Mức giảm tốc độ lớn nhất tại điểm dừng là: 19,95%

Giao thông xe buýt ảnh hưởng không nhiều tới vận tốc của dòng xe theo hướng đi thẳng tại nút, bình quân vận tốc của dòng giao thông giảm 4,4% khi có sự xuất hiện của xe buýt.

- Mức độ tác động về chỉ tiêu vận tốc của Giao thông xe buýt đên dòng giao thông thay đổi theo thời gian và lưu lượng tham gia giao thông.

 Về lưu lượng:

- Khi xuất hiện xe buýt làm giảm lưu lượng thông hành của các phương tiện khác trong dòng giao thông.

- Tại điểm dừng và mặt cắt của hướng rẽ phải (tại nút), ở trạng thái xe buýt xuất hiện, lưu lượng quy đổi ra xe con tiêu chuẩn không biến động nhiều so với trạng thái xe buýt không xuất hiện. Tức là nó không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng thông hành của dòng xe tại những mặt cắt ấy.

- Tại mặt cắt của hướng đi thẳng ở nút:

+ Trong các khoảng cao điểm sáng và trưa lưu lượng tham gia giao thông không lớn thì ở trạng thái xe buýt xuất hiện, lưu lượng quy đổi ra xe con tiêu chuẩn không biến động nhiều so với trạng thái xe buýt không xuất hiện

+ Vào cao điểm chiều khi lưu lượng tham gia giao thông lớn, cường độ quy đổi của dòng xe ở trạng thái xe buýt xuất hiện thấp hơn rất nhiều so với trạng thái xe buýt không xuất hiện. Lý do của vấn đề này là do :

Thứ nhất, thành phần dòng xe chủ yếu là xe máy có độ linh hoạt cao nên khả năng thoát khỏi nút nhanh hơn xe buýt và các phương tiện khác.

Thứ hai, vận tốc dòng xe trong nút thấp trong khi kích thước của xe buýt là khá đồ sộ diện tích chiếm dụng lớn, từ đó làm giảm khả năng thông hành của dòng xe.

 Về mật độ:

- Xe buýt làm giảm mật độ (mật độ lớn nhất) của dòng xe trên đường tại mọi vị trí nghiên cứu. Nguyên nhân là do kích thước đồ sộ của xe buýt.

Về chuyển làn:

- Xe buýt là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự chuyển làn của các phương tiện tại điểm dừng.

- Sự chuyển làn chủ yếu là từ làn 1 sang làn 2 và ngược lại.

- Xe buýt thực sự là “một hòn đá tảng” tại điểm dừng vì nó đứng yên, chiếm dụng nhiều diện tích lòng đường. Nó buộc các phương tiện khác đi cùng làn phải chuyển làn (trong trường hợp có thể) để vượt. Nếu không thể, các phương tiện đó bắt buộc phải dừng lại chờ cho xe buýt đi qua.

 Về xung đột với dòng giao thông:

- Xung đột giữa xe buýt và dòng giao thông thực sự nghiêm trọng tại điểm dừng. Nguyên nhân là do xe buýt dừng đón trả khách trên làn đường giành cho xe thô sơ, thậm chí, còn nhiều xe dừng đón trả khách ngay trên làn đường giành cho xe cơ giới.

- Tại nút giao thông (cả hướng đi thẳng và rẽ phải), số lượng xung đột của dòng xe ở trạng thái xe buýt xuất hiện biến động không nhiều so với trạng thái xe buýt không xuất hiện vì dòng xe chuyển động ổn định và chậm.

Hạn chế:

- Do hạn chế về thời gian nên đề tài chưa đề cập đến các chỉ tiêu định tính đánh giá tâm sinh lý của những người điều khiển phương tiện khác.

- Đề tài sử dụng hệ số quy đổi do Bộ Khoa học công nghệ ban hành năm 2005, được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn Châu Âu chưa phản ánh được đúng bản chất của dòng giao thông hỗn hợp nhiều xe máy ở Việt Nam. Do vậy việc đánh giá tác động của xe buýt đến dòng xe chưa sát với thực tế.

- Thời gian điều tra ngắn nên những số liệu thu thập được phục vụ cho đề tài không thể phản ánh hết bản chât dòng giao thông trên đường Lê Duẩn.

- Do hạn chế nhiều về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên còn nhiều vấn đề khác mà đề tài chưa đề cập đến.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của giao thông xe buýt đến dòng gt hỗn hợp nhiều xe máy (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w