Thực trạng chất lượng tín dụng của PGD: 1 Hoạt động tín dụng của PGD thời gian qua:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Cầu Giấy chi nhánh Hà Nội (Trang 32 - 38)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA PGD CẦU GIẤY CHI NHÁNH WESTERN BANK HÀ NỘ

2.2Thực trạng chất lượng tín dụng của PGD: 1 Hoạt động tín dụng của PGD thời gian qua:

2.2.1 Hoạt động tín dụng của PGD thời gian qua:

Nguồn khách hàng của PGD phân theo đối tượng khách hàng bao gồm cá nhân và doanh nghiệp. Trong đó đối tượng cá nhân còn bao gồm cả hộ sản xuất kinh doanh. Theo đó trong phạm vi hoạt động của PGD là quận Cầu Giấy, các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch và xin cấp tín dụng tại PGD. Ngoài ra hộ dân cư, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn khác tin tưởng vào PGD cũng có mối quan hệ tín dụng với PGD. Mối quan hệ được tạo dựng từ các cán bộ trong ngân hàng, đặc biệt là vai trò của cán bộ tín dụng và giám đốc. Việc phổ biến rõ chính sách tín dụng cũng như lợi ích mà PGD đem lại giúp cho ngân hàng mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng cũng như đem lại lợi nhuận cho PGD. Theo bảng số liệu dưới đây cho thấy tình hình dư nợ giảm đi rõ rệt theo thời gian và cơ cấu dư nợ biến động theo tình hình kinh tế của từng năm. Năm 2008 khi lãi suất cho vay lên đến đỉnh điểm 21%/ năm thì hầu như không có khoản vay nào trong thời điểm này. Các hợp đồng tín dụng chủ yếu vào đầu và cuối năm 2008, khi cuộc đua lãi suất đã hạ nhiệt, cũng vì thế mà các hợp đồng trung hạn chiếm tỉ trọng nhỏ trong thời điểm này.

Khi nộp hồ sơ vay vốn, khách hàng có rất nhiều mục đích xin vay. Đối với khách hàng cá nhân tại PGD mục đích vay cũng khá đa dạng: vay mua nhà, mua ô tô, vay hỗ trợ du học, vay phục vụ sản xuất kinh doanh, mục đích khác( như cho vay người lao động đi làm việc nước ngoài). Mục đích vay chủ yếu là vay tiêu dùng, xây dựng mới hoặc mua nhà và sản xuất kinh doanh dịch vụ. Ta có thể quan sát dư nợ khách hàng cá nhân phân theo mục đích vay trong bảng 4 ở dưới.

Bảng 4: Dư nợ cá nhân phân theo mục đích vay

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008

So sánh 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền +/- +/- Tổng dư nợ 18,57 22,63 27,5 4,06 4,87

Mua nhà 9,87 11,45 13,95 1,58 2,50

Xây sửa nhà 4,30 5,22 6,47 0,92 1,25

Mua ô tô 3,30 3,58 4,64 0,28 1,06

Tín chấp 0,09 0,14 0,12 0,05 -0,02

Sinh hoạt tiêu dùng 0,14 0,36 0,57 0,22 0,21

Mục đích khác 0,10 0,24 0,27 0,14 0,03

( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Western Bank- Cầu Giấy)

Năm 2009, dư nợ cho vay mua nhà đạt 11.45 tỷ đồng, tăng 1.58 tỷ đồng so với năm 2008; dư nợ cho vay xây sửa nhà đạt 5.22 tỷ đồng, tăng 0.92 tỷ đồng so với năm 2008; dư nợ cho vay mua ô tô đạt 3.58 tỷ đồng, chỉ tăng 0.28 tỷ đồng so với năm 2008; dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm đạt 1.64 tỷ đồng, tăng 0.87 tỷ đồng so với năm 2008; dư nợ cho vay tín chấp đạt 0.14 tỷ đổng, tăng 0.05 tỷ đồng so với năm 2008; dư nợ cho vay sinh hoạt tiêu dùng đạt 0.36 tý đồng, tăng 0.22 tỷ đồng so với năm 2008; dư nợ cho vay mục đích khác đạt 0.24 tỷ đồng, tăng 0.14 tỷ đồng so với năm 2008. Đến năm 2010, dư nợ cho vay mua nhà đạt 13.95 tỷ đồng, tăng 2.5 tỷ đồng so với năm 2009; dư nợ cho vay xây sửa nhà đạt 6.47 tỷ đồng, tăng 1.25 tỷ đồng so với năm 2009; dư nợ cho vay mua ô tô đạt 4.64 tỷ đồng, tăng 1.06 tỷ đồng so với năm 2009; dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm chỉ đạt 1.48 tỷ đồng, giảm 0.16 tỷ đồng so với năm 2009; dư nợ cho vay tín chấp cũng chỉ đạt 0.12 tỷ đổng, giảm 0.02 tỷ đồng so với năm 2009; dư nợ cho vay sinh hoạt tiêu dùng đạt 0.57 tý đồng, tăng 0.21 tỷ đồng so với năm 2009; dư nợ cho vay mục đích khác chỉ đạt 0.27 tỷ đồng, tăng 0.03 tỷ đồng so với năm 2009. Qua bảng số liệu ta cũng thấy rằng, dư nợ cho vay mua nhà luôn chiếm một tỷ trọng lớn so với các mục đich cho vay khác; đặc biệt năm 2010, dư nợ cho vay mua nhà chiếm tới hơn 50% trong tổng dư nợ của PGD. Mặt khác, dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm có sự biến động khá lớn qua các năm, trong khi năm 2009 dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm vẫn tăng 0.87 tỷ đồng thì sang năm 2010 lại cùng với cho vay tín chấp đều giảm lần lượt là 0.16 tỷ đồng & 0.02 tỷ đồng.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cũng có những hình chức cho vay đa dạng theo nhiều mục đích vay: vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh, vay dự án theo chỉ định của chính phủ, vay theo dự án bằng vốn tài trợ của nước ngoài, vay dự án cơ sở hạ tầng… Trong đó vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh là nhiều nhất.

2.2.1.2 Các hình thức tín dụng của PGD:

Dưới đây là các hình thức cho vay chủ yếu mà PGD đã tiến hành trong thời gian qua:

 Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản:

Khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi thanh toán không kì hạn tại Western Bank có thể sử dụng sản phẩm “ cho vay dưới hình thức

thấu chi tài khoản”. Đây là hình thức cho vay cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình với đồng tiền sử dụng là VNĐ hoặc ngoại tệ. Mức thấu chi tùy thuộc vào thỏa thuận của ngân hàng và khách hàng và khách hàng có thể vay một lần hoặc nhiều lần theo nhu cầu của khách hàng và không quá hạn mức thấu chi. Thời gian cho vay tối đa là 12 tháng, lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi. Nếu khách hàng có những khoản chi quá hạn mức thấu chi hoặc trả nợ gốc vay chậm sẽ bị phạt lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Khách hàng trả nợ gốc và lãi các khoản vay bằng cách ngân hàng thu tự động trên tài khoản tiền gửi.

 Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Western Bank cung cấp sản phẩm “cho vay theo hạn mức tín dụng” đối với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động ngắn hạn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định.

Sơ đồ : Cho vay theo hạn mức tín dụng

Theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, hạn mức có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay - trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp ngân hàng qui định hạn mức cuối kì. Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên, đến cuối kì, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kì không được vượt quá hạn mức. Loại tiền vay là VNĐ và thời hạn cho vay là ngắn hạn, không quá thời hạn của vụ kế tiếp. Mức cho vay tối đa bằng mức dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng trước và khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 30% tổng nhu cầu vốn. Lãi suất áp dụng là lãi suất ban hành tại thời điểm cho vay. Hình thức bảo đảm tiền vay là có hoặc không có đảm bảo tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Th?i gian D ư n? H?n m?c đư?c duy?t trong k? Dư n? trong k? Hạn mức được duyệt trong kỳ Dư nợ trong kỳ Thời gian Dư nợ

Ngoài ra Western Bank còn cung cấp hạn mức tín dụng dự phòng cho khách hàng khi chi phí dự án sản xuất kinh doanh có khả năng tăng so với dự kiến ban đầu. Thời gian cho vay từ ngắn, trung đến dài hạn. Khi khách hàng kí hợp đồng vay, khách hàng phải thỏa thuận mức phí cam kết dù có hay không sử dụng hạn mức tín dụng dự phòng, khoản phí này sẽ được thanh toán trước hạn quy định ghi thỏa thuận trong hợp đồng. Mức cho vay là thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn vay ngắn hạn và 20% tổng nhu cầu vốn vay trung và dài hạn.

 Cho vay trả góp:

Riêng đối với khách hàng cá nhân, Western Bank cung cấp một hình thức “ cho vay trả góp” đối với tất cả khách hàng có nhu cầu và có điều kiện trả nợ dần trong thời hạn vay. Để sử dụng sản phẩm này, khách hàng cần có thu nhập thường xuyên và có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Thời hạn vay phải phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ theo phân kì trả nợ trong thời hạn vay. Cho vay tiêu dùng chính là một hình thức khá phổ biến hiện nay của cho vay trả góp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cho vay từng lần

Western Bank hỗ trợ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính đối với quý khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, cá nhân và các tổ chức khác có đủ điều kiện tại Điều 94 Bộ Luật dân sự. Đây là hình thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng làm đơn và phương án sử dụng vốn để nộp cho ngân hàng. Mỗi khoản vay có một hồ sơ vay vốn riêng biệt do nhu cầu vay vốn không thường hoặc không có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Lãi xuyên. Thời gian cho vay là ngắn hạn và khi khách hàng vay phải có tối thiêủ 30% tổng nhu cầu vốn, có suất là cố định hoặc thả nổi, giải ngân một hoặc nhiều lần, trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận.

Ngoài các hình thức cho vay trên, còn có một số ít hợp đồng cho vay như: cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán,cho vay cầm cố giấy tờ có giá… Do hình thức cho vay không phù hợp với đa phần đối tượng khách hàng tại PGD nên số hợp đồng cho vay là hiếm, rất ít.

2.2.1.3 Các hình thức bảo đảm tín dụng của PGD:

Tài sản đảm bảo được xem xét đến trong việc tính tỉ lệ dự phòng rủi ro vì vậy khi nghiên cứu các khoản tín dụng của PGD ta phải quan tâm đến các hình thức đảm bảo tín dụng. Ở đây, căn cứ mức độ tín nhiệm khách hàng tín dụng được chia ra làm tín dụng có bảo đảm tài sản và tín dụng không có bảo đảm tài sản.

Được dựa trên mức độ tin tưởng của ngân hàng đối với khách hàng. Tại PGD tín dụng không bảo đảm được thể hiện dưới hình thức cho vay theo sổ lương phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống của cán bộ, công nhân viên. Mặt khác đối với các khoản vay phục vụ sản xuất, kinh doanh với số tiền vay nhỏ hơn 50 triệu cũng được ngân hàng cho phép không cần có tài sản đảm bảo, yêu cầu khi làm hồ sơ vay vốn đối với khách hàng chỉ cần phương án vay vốn và hộ khẩu thường trú.

 Tín dụng có tài sản bảo đảm tại PGD được chia ra làm hai loại:

Tài sản của khách hàng sử dụng làm tài sản đảm bảo và tài sản hình thành từ vốn vay sử dụng làm tài sản đảm bảo.

- Tài sản của khách hàng sử dụng làm tài sản đảm bảo dưới hai hình thức: thế chấp và cầm cố.

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Các tài sản có thể dùng để thế chấp vay vốn bao gồm: nhà ở, công trình gắn liền với đất đai, quyền sử dụng đất.

Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ. Tại ngân hàng hàng hóa, tài sản cầm cố phải là động sản, có giá trị mua bán, trao đổi thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng. Nếu hàng hoá, tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba, phải có giấy ủy quyền hợp pháp của người này cho khách hàng. Nếu hàng hoá, tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người, phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của các đồng sở hữu. Tài sản cầm cố bao gồm: vàng đá quý, ngoại tệ mặt thông dụng, giấy tờ có giá thời hạn thanh toán dưới 1 năm, phương tiện vận tải (ô tố dưới 30 chỗ ngồi, xe gắn máy dưới 175 cc) và vật dụng khác có giá trị còn lại từ 70% trở lên.

- Tài sản hình thành từ vốn vay sử dụng làm tài sản đảm bảo:

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của tổ chức tín dụng. Ngân hàng cho phép doanh nghiệp sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay để cầm cố, thế chấp trong một số trường hợp. Ví dụ như khi ngân hàng cho vay mua cổ phiếu tăng vốn góp ngân hàng cho phép thế chấp bằng chính số cổ phiếu được mua và giá trị thế chấp tối đa 50% tổng giá trị cổ phiếu được mua. Hay cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu thì tùy đối tượng: Người lao động có tên trong danh sách mua cổ phần ưu đãi được thế chấp bằng cổ phiếu, giá trị tối đa bằng mức chênh lệch giá bình quân và giá

trị ưu đãi một cổ phiểu nhân tổng số cổ phiếu được mua; Nhà đầu tư được thế chấp bằng chính cổ phiếu được mua, giá trị tối đa bằng 50% tổng giá trị cổ phần trúng thầu theo giá đấu bình quân. Tài sản hình thành từ vốn vay phải xác định quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng quản lý của khách hàng, tài sản phải đực phép giao dịch và không có tranh chấp, nếu tài sản thuộc diện phải mua bao hiểm thì khách hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm theo quy định Nhà nước.

Bên cạnh đó ngân hàng còn chấp nhận cấp tín dụng với khách hàng có bảo lãnh của người thứ ba. Bên thứ ba phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải cầm cố thế chấp tài sản tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Cầu Giấy chi nhánh Hà Nội (Trang 32 - 38)