Có nhiều cách phân loại môi trường đầu tư, song theo nhiều nhà kinh tế, môi trường đầu tư có thể chia ra môi trường cứng và môi trường mềm. Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế, gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (đường sá, cầu cảng hàng không, cảng biển...), hệ thống thông tin liên lạc, năng lượng... Môi trường mềm bao gồm: hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc biệt các vấn đề liên quan đến chế độ đối xử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại); hệ thống các dịch vụ tài chính - ngân hàng, kế toán và kiểm toán...
Môi trường đầu tư nước ngoài có thể thay đổi và chịu sự chi phối của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, thay đổi khi nước tiếp nhận đầu tư ký kết hoặc gia nhập Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và địa phương. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được xác định theo hai cách tiếp cận sau:
- Thứ nhất, dựa vào các nhóm nhận tố chính tác động đối với hoạt động đầu tư,
môi trường đầu tư theo cách tiếp cận này bao gồm các nhóm yếu tố chính sau: khung chính sách đối với hoạt động FDI, nhóm nhân tố kinh tế, nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh.
Biểu 1.1. Môi trường đầu tư – nước tiếp nhận đầu tư.
Nguồn: UNTAD, WIR 1998, trang 91
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯI. KHUNG CHÍNH SÁCH FDI
- Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ổn định - Qui định liên quan đến thành lập và ổn định.
- Chính sách đối với chức năng và cấu trúc thị trường (chính sách cạnh tranh và sát nhập doanh nghiệp). Gia nhập các điều ước quốc tế về FDI.
- Chính sách tư nhân hóa.
- Chính sách thương mại (thuế quan và phi thuế quan). - Chính sách thuế.
II. NHÓM NHÂN TỐ KINH TẾ.
III. NHÓM NHÂN TỐ HỖ TRỢ KINH DOANH.
- Xúc tiến đầu tư (bao gồm xây dựng hình ảnh, các hoạt động quảng bá đầu tư và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đầu tư).
- Biện pháp khuyến khích đầu tư.
- Chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính.
- Có dịch vụ giải trí cho người nước ngoài. - Dịch vụ sau đầu tư.
NHÓM NHÂN TỐ CHỦ YẾUA. THỊ TRƯỜNG
- Dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người.
- Tăng trưởng thị trường.
- Khả năng tiếp cận thị trường và khu vực thế giới.
- Sở thích của người tiêu dùng.
- Cấu trúc thị trường.B. TÀI NGUYÊN/TÀI SẢN.
- Nguyên nhiên vật liệu sản xuất. - Chi phí nhân công thấp.
- Trình độ lao động cao.
- Thừa nhận và bảo hộ tài sản công nghệ, thương hiệu.
- Cở sở hạ tầng (cảng, đường, điện, viễn thông).C. HIỆU QUẢ.
- Chi phí đầu vào (vận chuyển, viễn thông) và chi phí của hàng hóa trung gian.
- Gia nhập các hiệp định khu vực và thế giới để thiếp lập mạng lưới hợp tác.
- Thứ hai, dựa vào giai đoạn hình thành và hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư
trực tiếp nước ngoài bao gồm các nhân tố của giai đoạn: thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệp FDI. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài theo cách tiếp cận này được quan niệm là: “Tổng thể các yếu tố, chính sách của nước tiếp nhận đầu tư có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệp nước đi đầu tư”. Các yếu tố này bao gồm chính sách của một quốc gia đối với FDI, cơ sở vật chất, trình độ lao động và tình hình an ninh chính trị … ở nước tiếp nhận đầu tư.
Khi nhà đầu tư quyết định tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu tư thì vấn đề đầu tiên họ sẽ gặp phải đó là thủ tục thành lập và cấp phép đầu tư, xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, lĩnh vực đầu tư được phép hoạt động, nguồn nhân lực …. đây được coi là “nhóm yếu tố tiếp cận thị trường đầu tư”. Sau khi thành lập, nhà đầu tư tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ gặp phải các yếu tố có liên quan đến thuế, xuất nhập khẩu, đất đai, lao động, ngoại hối, chuyển tiền … đây được gọi là “nhóm yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động”. Sau khi tiến hành hoạt động trong một thời gian nhất định nếu nhà đầu tư không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc bị phá sản thì sẽ liên quan đến các yếu tố: phá sản, giải thể… đây được coi là “nhóm yếu tố liên quan đến quá trình kết thúc hoạt động đầu tư”. Dưới đây là Đồ thị minh họa môi trường đầu tư theo cách tiếp cận từng giai đoạn đầu tư.
- VỐN FDI - NHÀ ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI
TIẾP CẬN THỊ
TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 1. An ninh chính trị - xã hội. 2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp. 3. Xuất nhập cảnh. 4. Minh bạch, công khai chính sách đầu tư… 1. Thuế 2. Xuất nhập cảnh 3. Tuyển dụng lao động. 4. Đất đai.
5. Yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. 6. Ngoại hối.
7. Khiếu kiện. 8. Chuyển tiền.
9. Bảo hộ tài sản của nhà đầu tư. 10. Lĩnh vực được phép kinh doanh. 11. Giải quyết tranh chấp.
12. Minh bạch, công khai. 13. Cơ sở hạ tầng
1. Giảt thể. 2. Phá sản.
3. Khiếu kiện và giải quyết tranh chấp…