Nếu liên minh kinh tế nhấn mạnh đến các hiệp định kinh tế giữa các nước thì toàn cầu hoá nhấn mạnh quá trình đan xen kiên kết giữa các công ty trên phạm vi toàn cầu để hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế. Tốc độ của quá trình toàn cầu hoá thúc đẩy xu hướng tự do hoá FDI, tạo thuận lợi cho các TNCs mở rộng đầu tư. Trong thập kỉ gần đây, FDI đã khẳng định vai trò của mình đối với những nước ĐPT, thúc đẩy nhiều nước ban hành và sửa đổi luật ĐTNN, đến năm 1997 có khoảng 143 nước có luật ĐTNN, riêng năm 1997 có 17 nước ban hành luật mới và 75 nước điều chỉnh luật cũ để tăng mức hấp dẫn FDI.
Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn quốc tế, giảm bớt các ngăn cản lưu chuyển vốn, nhanh chóng và hiện đại trong nghiệp vụ giao dịch, đa dạng hoá các hình thức đầu tư và cung cấp tín hiệu đầy đủ kịp thời cho các nhà đầu tư.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 2.1. Quá trình cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam
2.1.1. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO.
2.1.1.1. Cơ chế, chính sách.
Việt Nam được coi là quốc gia ổn định, an toàn nhất trên thế giới. Đây đựoc coi là yếu tố đầu tiên tác động đến thu hút ĐTNN. Các nhà đầu tư tin rằng sự ổn định về chính trị đồng thời sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt sự rủi ro cho họ. Theo báo cáo phát triển thế giới 2005 của ngân hàng thế giới, khảo sát hơn 30000 doanh nghiệp tại 53 nước đang phát triển, ông Martin Rama – chuyên gia kinh tế trưởng của WB đánh giá môi trường Việt Nam đang rất tốt trong đó có sự tác động đáng kể của hệ thống luật pháp. Cùng với các nước châu Phi, Việt Nam được coi là điển hình về cải cách thủ tục pháp lý - một trong những vấn đề cơ bản để cải thiện môi trường đầu tư trong những năm qua. Môi trường luật pháp này bao gồm các chính sách, quy định cần thiết đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và có tính hiệu lực cao.
- Chính sách sở hữu: với mục đính chính là kiểm soát các hoạt động của các nhà đầu tư, Việt Nam có quy định các nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn không ít hơn 30%. Hai đạo luật cơ bản trong hoạt động đầu tư là luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư nước ngoài dược Quốc hội thông qua cuối 2005 đã thiết lập mặt bằng chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước đây, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập cty TNHH, theo luật mới, họ có thể được mở rộng hình thức đầu tư. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết không tịch thu quốc hữu hoá đối với tài sản của các nhà đầu tư. Trong trường hợp bắt buộc, đảm bảo an ninh quốc phòng, họ sẽ đươc bồi thường theo quy định. Thêm vào đó, Việt Nam có những bước tiến lớn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập công ước Burn.
- Chính sách thuế: chính phủ có quy định rõ ràng về từng loại thuế (thuế đất đai, thuế thu nhập doang nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,..), xây dựng danh mục đầu tư, ưu
đãi đầu tư, miễn giảm thuế trong một số lĩnh vực, có chính sách chuyển lỗ vào năm sau, hoàn thuế do tái đầu tư cho doanh nghiệp.
- Chính sách lệ phí:quy định về các khoản tiền phải nộp như phí dịch vụ cấp giấy phép, dịch vụ cơ sở hạ tầng (điện nước,giao thông,thông tin liên lạc, thuê đất...) Chính sách 2 giá từng làm nhà đầu tư nước ngoài bất bình cũng đã được bãi bỏ, đối xử bình đẳng đối với mọi nhà đầu tư.
2.1.1.2. Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng.
Đây là những yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên, dân số, khoảng cách.. liên quan đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và khả năng sinh lời của dự án. Việt Nam nằm ở trung tâm, có khả năng kết nối với những nước có nền công nghiệp cao như: Nhật Bản, ĐàiLoan, Singapo, Malaixia... Một trong những điểm thu hút sự đầu tư vào Việt Nam là những đường bay thẳng tới các địa điểm ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Việc không qua trạm chung chuyển ở châu Á mang lại lợi ích lớn cho khách hàng đặc biệt là tiết kiệm thời gian, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Với đường bờ biển kéo dài là một lợi thế của nước ta trong việc phát triển du lịch, tạo điều kiện thu hút mọi người đến với Việt Nam , hiểu thêm về con người, văn hoá Việt, có một sự tác động nhất định đến cơ hội đầu tư vào nước ta.
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng. Với đặc điểm của một quốc gia có dân số đông sẽ là nguồn cung cấp sức lao động dồi dào. Đồng thời con người Việt Nam chăm chỉ , cần cù lao động, có trình độ, ham học hỏi.
Song, do Việt nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ các loại máy móc thiết bị như hiện tượng ăn mòn... Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư cần có biện pháp khấu hao phù hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập, ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh luôn xảy xa tình trạng ách tắc giao thông trong giờ cao điểm, tổng quan của các khu phố chính cần được qui hoạch tổng thể để có thể xây dựng được hình ảnh đẹp trong mắt khách du lịch đến tham quan.
Mỗi năm có khoảng một triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố của Việt Nam. Để đối phó với dòng người đổ vào thành thị này, cần phải nâng
cao việc quản lý và lập kế hoạch đô thị. Đặc biệt cần phải kiểm soát tốt hơn những nhu cầu xây dựng nhà ở không theo qui hoạch và cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản trước khi tiến hành xây dựng. Trao thêm trách nhiệm cho chính quyền địa phương và thông qua các phương pháp lập kế hoạch linh động hơn sẽ giúp đạt được yêu cầu trên.
Do Việt Nam đã giảm nghèo, sự khác biệt giữa tỷ lệ nghèo thành thị và nông thôn đang thu nhỏ lại. Nhưng cùng lúc đó, khoảng cách giữa những người có thu nhập cao nhất và thu nhập thấp nhất lại tăng lên. Một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng hơn là làm thế nào để tập trung nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ cho cơ sở hạ tầng để mang lại lợi ích cho những người dân nghèo nhất. Trong đó có con số tổng đầu tư cho có sở hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn này giữ ở mức 10% GDP, rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài so với năm 1990, và chất lượng đường cải thiện rõ rệt. Tất cả các khu vực đô thị và 88% các hộ gia đình nông thôn có điện. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% dân số năm 1993 lên đến 49% dân số năm 2002, và trong cùng khoảng thời gian, số người có hố xí vệ sinh tăng từ 10% lến 25% dân số.
2.1.1.3. Nguồn nhân lực.
Các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu, hệ thống giáo dục, đạo đức... cũng có tác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Có thể nói rằng Việt Nam được biết đến là một quốc gia giàu truyền thống văn hoá, có sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em, tôn trọng quyền tự do tôn giáo nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp luật. Tinh thần dân tộc, văn hoá cũng tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nước ngoài dễ hoà nhập,thuận lợi trong kinh doanh.
Con người Việt Nam luôn cần cù, chăm chỉ,có tinh thần ham học hỏi, sáng tạo, 60% dân số ra đời sau năm 1975, tỷ lệ biết chữ là 92%. Đây cũng là một thuận lợi đối với chủ đầu tư nước ngoài trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các hình thức quảng cáo,mẫu mã sản phẩm. Nguồn lao động trẻ và được đào tạo ngày càng quy mô hơn. Nguồn nhân lực này được trang bị kiến thức khá tốt (được thể hiện qua số lượng các sinh viên ngày càng tăng, số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề được thành lập tăng qua các năm) và khá
năng động, ham học hỏi. Trong thời gian qua, đáng chú ý là có sự gắn kết giữa nhà trường và các trung tâm dạy nghề như thành phố Hồ Chí Minh có 10 trung tâm đào tạo công nghệ thông tin liên kết với nhà nước. Mặt khác, giá nhân công ở nước ta thấp hơn so với các quốc gia khác: chỉ bằng 10% giá lao động ở Mỹ, 40% -50% giá lao động Trung Quốc, Ấn Độ.
2.1.1.4. Yếu tố kinh tế.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài đặc biệt năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 8,5%. Thêm vào đó chiến lược tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng khi tạo thêm động lực cho doanh nghiệp từ 2 góc độ:
- Phát triển thị trường dịch vụ, chống độc quyền.
- Ký kết hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ và nỗ lực cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Giám đốc quốc gia của WB, ông Klaus Rohland nhận định: "Việt Nam thành công vượt trội trong lĩnh vực giảm nghèo, nhận thức rõ về vấn đề chống tham nhũng và đang có nhiều biện pháp giải quyết về cơ chế để giảm động cơ tham nhũng". Theo dự báo chuyên gia công nghệ thông tin cho thấy 4-5 năm nữa số lượng người sử dụng Internet có thể lên đến 30 triệu.Việc thu hút các tập đoàn lớn, đa quốc gia về công nghệ thông tin cho thấy Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, môi trường đầu tư còn nhiều e ngại. So với thị trường công nghệ đã và đang thu hút mạnh đầu tư từ Mỹ như Trung Quốc, Ấn Độ thì thị trường Việt Nam nhỏ và thông tin về doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Thông tin từ Việt Nam rất ít ỏi, sự thiếu hụt nguồn lực trình độ cao, những chuyên gia công nghệ thông tin còn yếu về kinh nghiệm, năng lực. Mặt khác giá thuê đường truyền Internet cao cũng tác động đến chi phí của doanh nghiệp. Giá thuê đường truyền là 256 kbs/s với mức giá 2400 USD/tháng gấp 80 lần giá thuê ở Mỹ.
Nhiều nhà đầu tư có nhận xét: "...rất muốn thu hút những công ty lớn của Mỹ đầu tư vào Việt Nam.Việc này chỉ có khả năng thực hiện khi nhà đầu tư thấy được triển vọng kinh doanh trong nước. Nếu họ thấy những người trước hoạt động hiệu quả, họ
sẽ làm theo. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tốt nhưng hình như không mạnh dạn công bố thành công của mình". Có thể nhận thấy rằng, tình trạng nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng chấp nhận tư tưởng là con nợ để đầu tư quy mô lớn. Tại Mỹ, doanh nhân Mỹ trước khi thành đạt chấp nhận nợ nần nghĩa là dùng tiền người khác để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả chưa cởi mở chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị khác, chưa nhận thấy được chia sẻ kinh nghiệm chính là biện pháp hỗ trợ đơn vị làm rõ hiệu quả hơn. Đó cũng là cách thu hút những đơn vị này thành khách hàng thân thiết, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Theo báo cáo của ban thư ký diễn đàn doanh nghiệp thì sản phẩm nhái, sao chép nhãn mác các thương hiệu lớn, các sản phẩm phần mềm bày bán ở nhiều chợ lớn, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây là một hiểm hoạ đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Năm 2005 Việt Nam là một trong 10 nước vi phạm bản quyền phần mềm lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh công nghệ thông tin và viễn thông đang phát triển với tốc độ cao như hiện nay thì buộc phải có chính sách minh bạch công khai để nhà đầu tư hạn chế rủi ro có thể xảy ra theo cam kết BTA. Khi Việt Nam gia nhập WTO buộc phải mở rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài. Lúc ấy độc quyền và bất bình đẳng sẽ là rào cản.
Mặt khác, chi phí sản xuất ở Việt Nam khá cao. Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào (như điện, nước, xăng dầu, xi măng...) ở mức cao so với các nước trong khu vực gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Giá đầu vào tăng làm giá bán tăng, tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường nội địa và xuất khẩu giảm (Ví dụ: lắp ráp tivi ở trong nước là 6-7 USD thậm chí 8-9 USD trong khi tại một số nước ASEAN chi phí là 3 USD, Trung Quốc chỉ là 1 USD). Chính điều này làm mất đi tính hấp dẫn của môi trường đầu tư có chi phí thấp tại Việt Nam.
2.1.2. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
2.1.2.1. Cơ chế chính sách.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta. Những thành tựu đạt được trong hai năm qua cho thấy, việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giới hiện nay. Trên tinh thần chủ động hội nhập, cùng với việc tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Thỏa thuận ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc... thực hiện các thỏa thuận song phương như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện với Nhật Bản, tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực ASEM, APEC, Việt Nam đã thật sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Ngay sau khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 5-2-2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/T.Ư về "Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO". Theo đó, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cũng đã ban hành các Chương trình hành động theo các định hướng lớn của Ðảng.
Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập.
- Chính sách quản lý ngoại hối: Việt Nam có quy định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra khỏi nước sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nước chủ nhà. Ngày 26.06.2008 Thống đốc Ngân hàng nhà nước ký quyết định số 1436/QĐ-NHNN về ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối nhằm bình ổn tỷ giá ngoại tệ trên thị trường.
- Quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài: Trong thực tế hoạt động kinh doanh, Bộ Kế hoạch – Đầu tư đã phân cấp quản lý là phân cấp triệt để. Chính phủ chủ trương toàn bộ cấp giấy phép đầu tư được đưa về các địa phương và các địa phương đã có
xử lý kịp thời. Chính điều này tạo tính cạnh tranh giữa các địa phương. Cùng điều kiện như nhau, nơi nào có thủ tục hành chính tốt nhất thì nhà đầu tư sẽ lựa chọn.