Ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến khả năng thu hút FDI

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cải thiện môi trường đầu tư tới FDI giai đoạn 1988 - 2008 (Trang 30 - 49)

1.3.1. Môi trường đầu tư của nước chủ nhà

1.3.1.1.Tình hình chính trị

Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút đầu tư nước ngoài bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Tình hình chính trị không ổn định sẽ dẫn tới việc bất ổn định về chính sách và đường lối phát triển không nhất quán. Chính phủ đương thời cam kết không quốc hữu hoá tài sản, vốn của người nước ngoài nhưng chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với quan điểm này và tiến hành những thay đổi khiến quyền sở hữu vốn của người nước ngoài bị đe doạ. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở một số nước Châu Phi, châu Á và châu Mỹ như ChiLe, Philippines…

Hoặc như ở một số nước, khi chính phủ mới lên lãnh đạo sẽ thay đổi định hướng đầu tư của nước chủ nhà (thay đổi lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên, thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu…) khiến các nhà đầu tư ở trong tình trạng rút lui không được mà tiến hành tiếp cũng không xong và phải chấp nhận thua lỗ.

1.3.1.2. Môi trường luật pháp

Quá trình đầu tư liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong một thời gian dài, nên một môi trường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả. Môi trường này bao gồm các chính sách, qui định, luật cần thiết đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và có tính hiệu lực cao.

- Chính sách thuế: bao gồm các nội dung liên quan đến các loại thuế, mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, thời gian khấu hao và các điều kiện ưu đãi khác.

- Chính sách lệ phí: qui định về các khoản tiền phải nôp như phí dịch vụ cấp giấy phép, dịch vụ cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, thuê đất…). Chính sách 2 giá ở Việt Nam đã làm các nhà ĐTNN bất bình.

- Chính sách quản lý ngoại hối: bao gồm các qui định về viêc mở tài khoản ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Đối với nhiều nước, việc mở tài khoản ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải được sự cho phép của cơ quan quản lý ngoại tệ của nước này để nhằm kiểm soát được dòng ngoại tệ ra vào.

- Quản lý hoạt động ĐTNN.

Trong quá trình hình thành và triển khai dự án đầu tư, chủ đầu tư phải chịu sự quản lý của các cơ quan có thầm quyền đại diện cho nước chủ nhà từ

- Các chính sách và qui định khác:

Chính sách về công nghệ (các qui định về công nghệ). Chính sách về bảo vệ môi trường.

Chính sách về lao động tiên lương…

1.3.1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Đó là những yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên, dân số, khoảng cách… liên quan đến việc lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và khả năng sinh lời của dự án. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của máy móc thiết bị có nguồn gốc từ phương Tây. Nguồn nguyên vật liệu đầu vào phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư, giảm chi phí và giá thành. Dân cư đông sẽ là nguồn cung cấp sức lao động dồi dào và là thị trường tiềm năng để tiêu thụ hàng hoá.

1.3.1..4. Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn ĐTNN, đặc biệt là FDI. Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua các nội dung sau:

- Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, chất lượng cung cấp dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ cạnh trang của thị trường trong nước.

- Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ môi thấp dẫn tới các hiện tượng lạm phát cao, nợ nước ngoài nhiều, tham nhũng, thủ tục hành chính rườm rà, tăng trưởng kinh tế thấp… là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên khủng hoảng.

- Chất luợng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của các nhà đầu tư nước ngoài, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao .

- Chất lượng các dịch vụ khác như cung ứng lao động, tài chính cũng là yếu tố rất cần thiết để tu hút các nhà ĐTNN.

- Tính cạnh tranh của nước chủ nhà cao sẽ giảm được rào cản đối với ĐTNN, các nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vự đầu tư để phát huy lợi thế so sánh của mình.

1.3.1.5. Đặc điểm môi trường văn hóa – xã hội.

Các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mĩ, hệ thống giáo dục , đạo đức… cũng có tác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư.

Sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hoá trong một số trường hợp đã mang lại những hậu quả không lường trong kinh doanh.Thẩm mĩ dân tộc của nước chủ nhà là một yếu tố quan trọng để chủ ĐTNN chọn các hình thức quảng cáo và bao bì sản phẩm. Một ngân hàng của Anh thiết kế màu xanh lá cây trong biểu tượng của mình, nhưng khi đặt chi nhánh hoạt động tại Singapore đã phải thay đổi màu bởi ở nước này màu xanh lá cây bị coi là màu tang tóc. Tương tự, người dân Trung Quốc đặc biệt có cảm tình với màu đỏ nên khi quảng cáo sản phẩm, các nhà ĐTNN cũng tăng thêm lượng màu này.

Trình độ phát triển giáo dục đào tạo sẽ quyết định chất lựơng đội ngũ lao động. Mặc dù sau khi tuyển dụng lao động thì đại đa số các doanh nghiệp FDI phải đào tạo lại, nhưng sự khác biệt quá lớn trong quan điểm cũng như nội dung đao tạo ở nước nhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm hạn chế hiệu quả đầu tư và làm nản lòng những nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng nhiều lao động.

1.3.2. Môi trường ở nước chủ đầu tư

1.3.2.1. Thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô

Những chính sách như tài chính – tiền tệ, xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối của nước đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến luồng đầu tư trực tiếp của nước này sang các nước khác.

Sự thay đổi các chính sách tài chính-tiền tệ tác động mạnh đến lãi suất, làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các nhà đầu tư. Thay đổi chính sách tiền tệ sẽ làm ảnh hưởng đến lạm phát, lạm phát cao có nghĩa là đồng nội tệ mất giá khiến hoạt động đầu tư ra nước ngoài giảm bởi để mua được cùng một lượng dịch vụ đầu tư ở nước ngoài thì các nhà đầu tư phải tốn nhiều tiền bản tệ hơn và ngược lại. Ảnh hưởng của chính sách XNK của nước đầu tư đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài được thể hiện ở chỗ: các ưu đãi khuyến khích xuất khẩu trong các hiệp định thương mại sẽ khiến cho hàng hoá và dịch vụ của nước đầu tư có cơ hội thuận lợi thâm nhập thị trường nước khác, do đó động cơ đầu tư ra nước ngoài để vượt qua rào cản thương mại sẽ giảm mạnh. Đối với nhập khẩu cũng vậy, nếu nước đâu tư hạ mức rào cản đối với hang hoá từ nước ngoài nhất là từ các nước ĐPT thì các nhà đầu tư trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế, tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới để sản xuất hang hoá và nhập khẩu lại vào nước mình.

1.3.2.2. Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài

Các hiệp định đầu tư song phương, đa biên, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, hỗ trợ tài chính, bảo hiểm đầu tư, và các chính sách đối ngoại của nước đầu tư có tác động mạnh tới luồng vốn đầu tư ra nước ngoài của quốc gia này.

Việc kí kết các hiệp định đầu tư với nước ngoài là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu để đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư ở nước ngoài. Hiệp định đầu tư song phương được kí giữa nước đầu tư với nước nhận đầu tư, còn hiệp định đa biên được kí giữa các nước trong cùng một nhóm.

Cùng với các hiệp định trên, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với nước đầu tư với nước ngoài cũng tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư bởi họ chỉ chịu một lần thuế ở nước nhận đầu tư mà thôi.

Mặt khác, việc nước đầu tư áp dụng chính sách bảo hiểm vốn đầu tư cũng là yếu tố tác động mạnh đến luồng đầu tư ra nước ngoài. Năm 1992, chính phủ Nhật Bản tuyên bố bảo hiểm đầu tư cho các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đã khiến dòng đầu tư của Nhật vào Việt Nam tăng mạnh.

1.3.2.3. Tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ và các chính sách xã hội

Các hiệp định đầu tư song phương, đa biên, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, hỗ trợ tài chính, bảo hiểm đầu tư, và các chính sách đối ngoại của nước đầu tư có tác động mạnh tới luồng vốn đầu tư ra nước ngoài của quốc gia này.

Trình độ khoa học công nghệ thông qua các công việc nghiên cứu và phát triển (R & D) luôn là một lợi thế cho nước đầu tư. Một nước có khả năng nghiên cứu và phát triển cao thường là nước tạo ra công nghệ nguồn và quyết định giá cả công nghệ trên thị trường. Các công nghệ nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh độc quyền và cần sản xuất với qui mô lớn, đây chính là yếu tố quyết định các TNCs đầu tư ra nước ngoài. Những nước đầu tư ra nước ngoài lớn cũng thường là những nước chiếm tỉ trọng cung cấp công nghệ cao trên thế giới

1.3.3. Môi trường đầu tư quốc tế

1.3.3.1.Xu hướng đối thoại giữa các nước

Xu hướng đối thoại chính trị được hiểu là việc giải quyết xung đột giữa các nước được thực hiện bằng đàm phán, là yếu tố quan trọng, tác động tích cực tới luồng đầu tư trên thế giới.

1.3.3.2. Liên kết khu vực

Sự tạo ra các khối thị trường chung tạo ra sự thuận lợi cho các TNCs chuyển địa điểm sản xuất và phân phối giữa các nước thành viên của khối, nhờ đó thúc đẩy dòng đầu tư… Tuy nhiên khối thị trường chung này không đưa ra những chinh sách trực tiếp đối với đầu tư nước ngoài đặc biệt là FDI, song thông qua các chính sách tự do hoá thương mại đã xoá bỏ rào cản giữa các nước.

Việc liên kết khu vực tạo sự phát triển ổn định cho các nước thành viên, đồng thời buộc các nước cam kết những chính sách tự do hoá đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài

1.3.3.3. Tăng trưởng nhanh của các TNCs

Phần lớn hoạt động ĐTNN được thực hiện do các TNCs nên tốc độ tăng trưởng của các TNCs ảnh hưởng đến động thái của dòng FDI. TNCs bao gồm công ty mẹ và các công ty con ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài

sản của minh tại nước sở hữu. Có 3 dạng công ty con: Dạng thứ nhất là công ty phụ thuộc – hơn 50% tài sản do chủ đầu tư ở công ty mẹ nắm quyền sở hữu, họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và điều hành của công ty con. Dạng thứ hai là công ty liên kết, chủ đầu tư của công ty mẹ chỉ nắm một tỷ lệ nhỏ tài sản và có quyền hạn ít hơn so với dạng thứ nhất. Dạng công ty con thứ ba là dạng công ty con hoạt động với 100% tài sản thuộc sở hữu của công ty mẹ, trường hợp này công ty mẹ có toàn quyền đối với công ty con.

Làn sóng sáp nhập công ty đã hình thành các công ty khổng lồ có mặt trên khắp các châu lục, chiếm thị phần quan trọng trên thị trường thế giới, hoạt đông trên nhiều lĩnh vực hơn, tổ chức có hiệu quả hơn và được vi tính hoá cao độ hơn. Các chuyên gia kinh tế phương Tây cho rằng việc sáp nhập các công ty có tác dụng tích cực trong việc phát triển kinh doanh theo qui luật thị trường, đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn, hạn chế các rủi ro kinh doanh. Làn sóng sáp nhập gia tăng góp phần làm cho đầu tư nước ngoài đạt kỉ lục.

1.3.3.4. Tốc độ toàn cầu hoá

Nếu liên minh kinh tế nhấn mạnh đến các hiệp định kinh tế giữa các nước thì toàn cầu hoá nhấn mạnh quá trình đan xen kiên kết giữa các công ty trên phạm vi toàn cầu để hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế. Tốc độ của quá trình toàn cầu hoá thúc đẩy xu hướng tự do hoá FDI, tạo thuận lợi cho các TNCs mở rộng đầu tư. Trong thập kỉ gần đây, FDI đã khẳng định vai trò của mình đối với những nước ĐPT, thúc đẩy nhiều nước ban hành và sửa đổi luật ĐTNN, đến năm 1997 có khoảng 143 nước có luật ĐTNN, riêng năm 1997 có 17 nước ban hành luật mới và 75 nước điều chỉnh luật cũ để tăng mức hấp dẫn FDI.

Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn quốc tế, giảm bớt các ngăn cản lưu chuyển vốn, nhanh chóng và hiện đại trong nghiệp vụ giao dịch, đa dạng hoá các hình thức đầu tư và cung cấp tín hiệu đầy đủ kịp thời cho các nhà đầu tư.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 2.1. Quá trình cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam

2.1.1. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

2.1.1.1. Cơ chế, chính sách.

Việt Nam được coi là quốc gia ổn định, an toàn nhất trên thế giới. Đây đựoc coi là yếu tố đầu tiên tác động đến thu hút ĐTNN. Các nhà đầu tư tin rằng sự ổn định về chính trị đồng thời sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt sự rủi ro cho họ. Theo báo cáo phát triển thế giới 2005 của ngân hàng thế giới, khảo sát hơn 30000 doanh nghiệp tại 53 nước đang phát triển, ông Martin Rama – chuyên gia kinh tế trưởng của WB đánh giá môi trường Việt Nam đang rất tốt trong đó có sự tác động đáng kể của hệ thống luật pháp. Cùng với các nước châu Phi, Việt Nam được coi là điển hình về cải cách thủ tục pháp lý - một trong những vấn đề cơ bản để cải thiện môi trường đầu tư trong những năm qua. Môi trường luật pháp này bao gồm các chính sách, quy định cần thiết đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và có tính hiệu lực cao.

- Chính sách sở hữu: với mục đính chính là kiểm soát các hoạt động của các nhà đầu tư, Việt Nam có quy định các nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn không ít hơn 30%. Hai đạo luật cơ bản trong hoạt động đầu tư là luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư nước ngoài dược Quốc hội thông qua cuối 2005 đã thiết lập mặt bằng chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước đây, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập cty TNHH, theo luật mới, họ có thể được mở rộng hình thức đầu tư. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết không tịch thu quốc hữu hoá đối với tài sản của các nhà đầu tư. Trong trường hợp bắt buộc, đảm bảo an ninh quốc phòng, họ sẽ đươc bồi thường theo quy định. Thêm vào đó, Việt Nam có những bước tiến lớn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cải thiện môi trường đầu tư tới FDI giai đoạn 1988 - 2008 (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w