Bảng 4.6: Diễn biến hàm lượng COD của nước ao qua 12 ngày xử lý
Công thức
Ban đầu
Hàm lượng đo sau
3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày
suất (%) suất (%) suất (%) suất(%) Lắng tự nhiên 259 238,8 7,8 226,3 12,64 209,7 19,05 229 11,6 Rau muống 259 216,4 16,46 124,4 51,99 51,9 79,96 15,82 93,9 Rau ngổ 259 219,8 15,15 140,3 45,82 73,5 71,62 18,59 92,8 QCVN 08-2008 30 30 30 30 30 CV (%) 0,24 0,22 0,26 0,42 LSD05 1,08 0,7 0,58 0,73
(Nguồn: Kết quả phân tích) Từ bảng 4.6 cho thấy:
Hàm lượng COD khi chưa xử lý là 259mg/l. Hàm lượng COD sau 3 ngày như sau:
+ Mẫu lắng tự nhiên: giảm xuống 238,8mg/l tương ứng hiệu suất 7,8% + Mẫu rau muống: giảm xuống 216,37mg/l đạt hiệu suất 16,46% + Mẫu rau muống: giảm xuống 219,77/l đạt hiệu suất 15,15% Hàm lượng COD sau 6 ngày xử lý như sau:
+ Mẫu lắng tự nhiên: giảm xuống 226,26mg/l tương ứng hiệu suất 12,64% + Mẫu rau muống: giảm xuống 124,35mg/l đạt hiệu suất 51,9%
+ Mẫu rau muống: giảm xuống 140,33mg/l đạt hiệu suất 45,82% Hàm lượng COD sau 9 ngày xử lý như sau:
+ Mẫu lắng tự nhiên: giảm xuống 209,66mg/l tương ứng hiệu suất 19,05% + Mẫu rau muống: giảm xuống 51,9mg/l đạt hiệu suất 79,96%
+ Mẫu rau muống: giảm xuống 73,5mg/l đạt hiệu suất 71,62% Hàm lượng COD sau 12 ngày xử lý:
+ Mẫu lắng tự nhiên: tăng lên 228,96mg/l tương ứng hiệu suất 11,6% + Mẫu rau muống: giảm xuống 15,82mg/l đạt hiệu suất 93,89% + Mẫu rau muống: giảm xuống 18,59mg/l đạt hiệu suất 92,8%
Hình 4.9. Diễn biến hàm lượng COD qua các đợt xử lý
Hình 4.10. Hiệu suất xử lý COD của các công thức qua các đợt xử lý
Qua hình 4.9 và đồ thị 4.10 ta thấy sau 12 ngày xử lý bằng thực vật thủy sinh thì hàm lượng các chỉ tiêu đã giảm đi đáng kể :
Hàm lượng COD trong 9 ngày đầu xử lý giảm dần từ 259mg/l về 209,66mg/l nhưng sau đó lại tăng lên đến 228,96mg/l ở ngày thứ 12. Do hàm lượng nitơ và photpho trong nước tăng cao, hiện tượng phú dưỡng gây nên.
Hai mẫu rau muống và rau ngổ giảm mạnh trong giai đoạn từ 3 ngày đến 9 ngày và ở ngày thứ 12 đạt mức dưới tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08-2008).