Diễn biến hàm lượng photpho tổng số trong nước ao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh tại ao cá bác hồ, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 39)

Bảng 4.5: Diễn biến hàm lượng photpho tổng số của nước ao qua 12 ngày xử lý Công thức Ban đầu

Hàm lượng đo sau

3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày

Mg/l Hiệu suất (%) Mg/l Hiệu suất (%) Mg/l Hiệu suất (%) Mg/l Hiệu suất (%) Lắng tự nhiên 25,56 21,16 17,2 16,18 36,7 20,81 18,56 24,97 2,3 Rau muống 25,56 16 37,4 6,23 75,62 4,17 83,7 3,94 84,6 Rau ngổ 25,56 14,85 42,9 8,87 65,39 4,09 84 1,23 95,2 CV (%) 2,41 0,24 5 4,3 LSD05 0,84 1,08 1,04 0,86

(Nguồn: Kết quả phân tích) Từ bảng 4.5 ta thấy:

Hàm lượng lân tổng số trong mẫu lắng tự nhiên giảm khá mạnh trong 6 ngày đầu từ 25,5mg/l xuống còn 16,18mg/l nhưng sau đó lại tăng ngược trở lại lên đến 24,97mg/l ở 12 ngày. Nguyên nhân do sự hoạt động mạnh của vi khuẩn phân giải lân trong nước sau ngày thứ 9. Cụ thể như sau:

Hàm lượng photpho tổng số sau 3 ngày xử lý như sau:

+ Mẫu lắng tự nhiên: giảm xuống còn 21,16 mg/l tương ứng với hiệu suất 17,2%

+ Mẫu rau muống: giảm xuống còn 16 mg/l tương ứng với hiệu suất 37,4% + Mẫu rau ngổ: giảm xuống còn 14,85 mg/l tương ứng với hiệu suất 42,9% So với ban đầu, công thức rau ngổ đạt hiệu suất cao hơn rau muống và lắng tự nhiên

Hàm lượng photpho tổng số sau 6 ngày như sau:

+ Mẫu lắng tự nhiên: giảm xuống còn 16,18 mg/l tương ứng với hiệu suất 36,7%

+ Mẫu rau muống: giảm xuống còn 6,23 mg/l tương ứng với hiệu suất 75,62%

+ Mẫu rau ngổ: giảm xuống còn 8,87 mg/l tương ứng với hiệu suất 65,39%

Đến ngày thứ 6, hiệu suất xử lý của công thức rau muống cao hơn rau ngổ và lắng tự nhiên

Hàm lượng photpho tổng số sau 9 ngày xử lý:

+ Mẫu lắng tự nhiên: giảm xuống còn 20,81 mg/l tương ứng với hiệu suất 18,56%

+ Mẫu rau muống: giảm xuống còn 4,17 mg/l tương ứng với hiệu suất 83,7%

+ Mẫu rau ngổ: giảm xuống còn 4,09 mg/l tương ứng với hiệu suất 84% Hiệu suất xử lý của 2 công thức rau muống và rau ngổ tại ngày thứ 9 là xấp xỉ nhau, sự sai khác không có ý nghĩa.

Hàm lượng photpho tổng số sau 12 ngày xử lý

+ Mẫu lắng tự nhiên: lại tăng lên đến 24,97mg/l tương ứng với hiệu suất 2,3%

+ Mẫu rau muống: giảm xuống còn 3,94 mg/l tương ứng với hiệu suất 84,6%

+ Mẫu rau ngổ: giảm xuống còn 1,23 mg/l tương ứng với hiệu suất 95,2% Đến ngày xử lý thứ 12, hiệu suất xử lý của công thức rau ngổ đạt cao nhất Qua hình 4.7và hình 4.8 ta thấy sau 12 ngày xử lý bằng thực vật thủy sinh thì hàm lượng các chỉ tiêu đã giảm đi đáng kể. Cụ thể như sau:

Mẫu lắng tự nhiên giảm trong 6 ngày đầu nhưng sau đó lại tăng mạnh trở lại

Mẫu trồng rau muống giảm mạnh trong 6 ngày đầu và chậm trong 6 ngày sau.

Hình 4.7. Diễn biến hàm lượng lân tổng số qua các đợt xử lý

Hình 4.8. Hiệu suất xử lý T-P của các công thức qua các đợt xử l

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh tại ao cá bác hồ, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w