Vai trò của trường Đại học Nông Lâm đối với phát tiển kinh tế xã hội và việc cung cấp nguồn lực cho vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh tại ao cá bác hồ, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 30)

tiển kinh tế xã hội và việc cung cấp nguồn lực cho vùng

Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở của Trường Trung học Nông Lâm nghiệp Việt Bắc năm 1970 với tên Trường Đại học kỹ thuật miền núi. Theo Quyết định số 56/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 2 năm 1971, Trường đã được đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm miền núi. Ngày 31 tháng 3 năm 1972 Phủ Thủ Tướng đã có văn bản số 750 VP/15 về việc đổi tên Trường Đại học Nông Lâm miền núi thành Trường Đại học Nông nghiệp III. Từ ngày 04 tháng 4 năm 1994 Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định số 31/CP của Chính phủ và Trường Đại học Nông nghiệp III trở thành một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên với tên gọi là Trường Đại học Nông Lâm.

Trường Đại học Nông Lâm được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp có trình độ cao và nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Trường Đại học Nông Lâm là một trường đại học đào tạo cán bộ nông lâm nghiệp đầu tiên của khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay, Trường đã không ngừng phát triển trưởng thành và khẳng định được vị trí trọng điểm số một thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực nông lâm nghiệp có trình độ cao cho khu vực. Ngày đầu thành lập, Trường mới chỉ đào tạo đại học cho 2 ngành, thì đến nay đã đào tạo cả 5 bậc học là tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung học kỹ thuật cho hơn 10 chuyên ngành khác nhau.

Đến nay trường đã có 2 khoá nghiên cứu sinh, 9 khoá cao học, 32 khoá sinh viên đại học và nhiều khoá cao đẳng, trung học tốt nghiệp, cung cấp gần 12.291 cán bộ kỹ thuật cho khu vực miền núi phía Bắc. Lực lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo từ Trường đã và đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

Việt Nam hiện nay. Theo thống kê không đầy đủ, có xấp xỉ 2/3 số cán bộ quản lý của các tỉnh huyện miền núi phía Bắc được đào tạo từ Trường Đại học Nông Lâm.

Song song với đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, Trường đã và đang trở thành trung tâm nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Trường Đại học Nông Lâm cũng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam vì khu vực Nhà trường đảm nhận là vùng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm cho phát triển. Mặt khác, lợi thế so sánh về địa bàn hoạt động trong khu vực hơn hẳn so với các trường cùng chuyên ngành khác, vì vậy Trường Đại học Nông Lâm cần được xác định vị trí trung tâm và trọng điểm không chỉ hiện tại mà còn cho tương lai lâu dài.[7]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh tại ao cá bác hồ, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w