Tổn thƣơng giải phẫu bệnh lý

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng bệnh phối tắc nghẽn mạn tính đợt bùng phát tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 25 - 27)

Trong BPTNMT tổn thƣơng xảy ra cả ở phế quản và nhu mô phổi.Tổn thƣơng ở các phế quản lớn đã đƣợc nói tới từ lâu, nhƣng gần đây ngƣời ta chú ý đến đƣờng thở nhỏ.

1.5.1. Tổn thương phế quản lớn

Tổn thƣơng quan trọng nhất đƣợc coi là tiêu chuẩn chính để chẩn đoán về mặt giải phẫu bệnh lý có viêm phế quản mạn tính trong BPTNMT là sự tăng số lƣợng và phì đại của các tuyến nhầy ở phế quản.

Sự tăng số lƣợng và phì đại tuyến tiết nhầy làm cho số lƣợng chất nhầy trong lòng phế quản tăng lên, làm cản trở đƣờng dẫn khí và xuất hiện triệu chứng ho và khạc đờm kéo dài trên lâm sàng.

Thay đổi cấu trúc của phế quản: Thƣờng xảy ra ở sụn phế quản phân thùy và dƣới phân thùy, số lƣợng sụn bị giãn hoặc teo nhỏ làm cho lòng phế quản bị hẹp lại nhất là ở thì thở ra, điều đó càng làm cản trở luồng khí khi hô hấp.

Các tổn thƣơng khác kèm theo: Đó là sự giảm của các tế bào biểu mô có lông chuyển và giảm hoạt động của các nhung mao. Tăng số lƣợng các tế bào viêm ở dƣới niêm mạc phế quản, màng đáy dày lên, cơ trơn bị phì đại…Các thay đổi này làm biến đổi cấu trúc thành phế quản, khiến cho lòng phế quản cáng bị hẹp lại gây rối loạn thông khí tắc nghẽn [1].

1.5.2. Tổn thương đường thở nhỏ

Đƣờng thở nhỏ là những phế quản có đƣờng kính < 2mm, tƣơng ứng với số lần phân chia từ thứ 7 đến thứ 9 của phế quản. Đƣờng thở nhỏ đƣợc tính đến các phế quản tận cùng, các phê quản này không còn sụn, cũng không có các tuyến bà tiết nhƣ các phế quản lớn, mà chỉ có cơ vòng mỏng. Các phế quản tận có đƣờng kính khoảng 0,6mm (thƣờng sau từ 14 – 17 lần phân chia của phế quản).

Tổn thƣơng xơ hóa và phì đại cơ trơn trong cấu trúc đƣờng thở nhỏ: Có hiện tƣợng tăng dịch nhầy trong lòng phế quản, xuất hiện cả những nút tắc chất nhầy trong từng đoạn của phế quản nhỏ.Đôi khi bít tắc một phế quản chi phối một vùng tƣơng đối lớn dẫn đến tình trạng tƣơng tự khí phế thũng toàn bộ. Quá trình xơ hóa phát triển còn làm cho các phế quản nhỏ bị xoắn, vặn càng làn cản trở sự lƣu thông của không khí.

Hiện tƣợng viêm đƣờng thở nhỏ thƣờng xảy ra thậm chí còn kèm theo cả viêm xung quanh tiểu phế quản với sự xâm nhiễm nhiều lympho T (chủ yếu TCD8 ). Với các chất trung gian hóa học, sản phẩm của quá trình viêm, trong đó có các chất gây mất thăng bằng hệ protease và kháng protease, oxy hóa và kháng oxy hóa, càng thúc đẩy quá trình bệnh lý nặng nề hơn [11].

1.4.3. Tổn thương nhu mô phổi

Tổn thƣơng quan trọng nhất ở nhu mô phổi là sự phá hủy thành phế nang và hình thành các khoang chứa khí.

Ngƣời ta chia làm 2 loại giãn phế nang: Giãn phế nang ở trung tâm và giãn phế nang toàn bộ.

Loại giãn phế nang ở trung tâm thƣờng kèm theo giãn các tiểu phế quản hô hấp, các ống phế nang và một số phế nang ở trung tâm. Giãn phế nang toàn bộ thì cả một vùng phế nang bị giãn, loại này hay gặp khi thiếu hụt α1 AI.

Về mặt vi thể, khi giãn phế nang sẽ tạo thành nhiều túi khí đƣờng kính có thể lớn đến 1cm, thậm chí còn lớn hơn. Ở những vùng phổi bị giãn phế nang, khả năng khuếch tán khí qua thành phế nang bị giảm, thể tích cặn của phổi tăng lên do một lƣợng khí chứa trong các phế nang bị giảm, thể tích cặn của phổi tăng lên do một lƣợng khí chứa trong các phế nang bị giãn không tham gia hô hấp [11].

1.5.4. Tổn thương mạch máu phổi

Tăng số lƣợng đại thực bào và lympho T

Hậu quả: dày thành mạch, rối loạn chức năng tế bào biểu mô, tăng số lƣợng tế bào cơ trơn đẫn đến tăng áp đọng mạch phổi [33].

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng bệnh phối tắc nghẽn mạn tính đợt bùng phát tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 25 - 27)