Triệu chứng lâm sàng BPTNMT

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng bệnh phối tắc nghẽn mạn tính đợt bùng phát tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 28 - 29)

Đa số bệnh nhân mắc BPTNMT trên 40 tuổi, thƣờng liên quan với tiền sử hút thuốc lá nhiều năm nhƣng sau 20 – 30 năm các triệu chứng mới xuất hiện [7].

1.7.1. Toàn thân

Bệnh nhân chán ăn, gầy sút, có thể có rối loạn giấc ngủ (hội chứng ngừng thở khi ngủ) do thiếu oxy máu nên giảm sức chú ý, bệnh nhân hay quên, rối loạn tình dục.

1.7.2. Cơ năng

- Ho, khạc đờm mạn tính: Là triệu chứng hay gặp nhất, lúc đầu thƣờng ho cách quãng sau ho cả ngày. Tuy nhiên có thể một số trƣờng hợp không ho.

- Khạc đờm vào buổi sáng,thƣờng xuyên, đờm trong và nhày số lƣợng ít sau mỗi cơn thƣờng > 50ml/ ngày,trong đợt bùng phát thƣờng ho khạc đờm mủ. Số lƣợng đờm hàng ngày tƣơng quan chặt chẽ với mức độ hút thuốc lá và số đợt nhiễm khuẩn nhƣng không liên quan với mức độ giảm của FEV1.

- Khó thở: Thƣờng là nguyên nhân chính buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở từ từ, ngày càng tăng hoặc khó thở thƣờng xuyên, tăng lên khi gắng sức, cảm giác thiếu không khí, nặng ngực.

Khó thở là triệu chứng thƣờng gặp, khi bệnh tiến triển thì khó thở xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, khi chức năng phổi giảm thì khó thở rõ rệt hơn, thở rít và có cảm giác co thắt ngực.

- Đau ngực: Không phải là triệu chứng thƣờng gặp, nhƣng nó gợi ý chẩn đoán biến chứng của BPTNMT nhƣ tràn khí màng phổi và tắc nghẽn động mạch phổi.

1.7.3. Thực thể

- Lồng ngực hình thùng, cố định khi thở vào, co rút cơ hô hấp phụ, tần số thở tăng

- Dấu hiệu Hoover: Ở thì hít vào, đáy 2 bên lồng ngực co vào do vòm hoành co lại, dấu hiệu này tƣơng quan với mức độ tắc nghẽn.

- Dấu hiệu Campbell: Khi hít vào khí quản tụt xuống thấp, phần trên xƣơng ức ngắn lại.

- Mạch nghịch đảo: Chênh lệch huyết áp tâm thu giữa thì hít vào và thở ra ≥10mmHg.

- Nghe phổi: Rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy,ran ẩm, ran nổ ở nền phổi 2 bên.

- Có thể có dấu hiệu cao áp động mạch phổi, giai đoạn cuối có dấu hiệu suy tim phải: Gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân và suy hô hấp mạn.

- Đo thông khí phổi: Thƣờng thấy rối loạn thông khí kiểu tắc nghẽn hoặc hỗn hợp [6].

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng bệnh phối tắc nghẽn mạn tính đợt bùng phát tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)