Giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” doc (Trang 53 - 58)

II. Tổng chi phí

5.2 Giải pháp

5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

* Một số giải pháp khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả họat động

tín dụng:

- Phục hồi vòng quay vốn tín dụng:

Tình hình vòng quay vốn tín dụng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi lại trong năm 2007. Để làm cho vòng quay vốn tín dụng trở lại cần phải đẩy mạnh

công tác thu các khỏan nợ đến hạn, qua đó sẽ làm giảm được các khỏan nợ quá hạn đồng thời sẽ hạn chế được nguy cơ trở thành nợ xấu của các khỏan nợ quá hạn đó.

Vì vậy ta thấy rằng công tác thu nợ là yếu tố chính giúp cho vòng quay tín dụng

trung và dài hạn phục hồi trở lại. Muốn như vậy cần phải có đội ngũ cán bộ theo

sát tình hình thu nợ, không để cho các khỏan nợ quá hạn tăng lên và phải chủ động

liên hệ với khách hàng, đôn đốc khách hàng khi gần đến hạn thanh tóan.

Ngoài ra sự am hiểu của các cán bộ tín dụng về thực trạng của các ngành kinh tế còn yếu do mức độ quan tâm đến các họat động nghiên cứu thị trường còn thấp. Vì vậy sự chủ động đối phó với những tình huống xấu là không cao, do đó

công tác thu nợ sẽ không mang tính chủ động mà ngược lại mang tính bịđộng và

như vậy là yếu về thông tin thị trường cũng là một trong những yếu tố gián tiếp

làm cho vòng quay tín dụng bị chậm lại. Cần phải nâng cao sự nhận thức và am hiểu thị trường đối với các ngành nghề kinh tế có liên quan thông qua tự tiềm hiểu

và mở các lớp về nghiên cứu thị trường nhằm bổ sung kiến thức cho nhân viên. -Tăng cường công tác huy động vốn:

Qua số liệu phân tích ta thấy rằng tình hình huy động vốn giai đọan 2005-

2007 chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng do đó phải sử dụng nguồn vốn

của hội sở để cho vay. Qua đó ta thấy rằng tình hình huy động vốn của Sacombank

cần thơ chưa đủ mạnh. Việc sử dụng nguồn vốn huy động tại chổ sẽ mang lại

nhiều lợi ích, một mặt hạn chế được chi phí mặt khác có thể tận dụng được nguồn

vốn nhàn rỗi của người dân như vậy hiệu quả sử dụng vốn nói chung ở khu vực

Cần Thơ sẽ cao hơn.

Tuy nhiên tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ gặp khó khăn là do người dân trong địa bàn chưa thật sự có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà

thay vào đó là giữ tiền mặt hoặc mua vàng. Đây chính là một trong những khó khăn trước mắt của các ngân hàng nói chung trong việc huy động vốn. Do đó

muốn cải thiện tình hình huy động vốn cần phải:

-:- Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên phụ trách tình hình huy động vốn cho ngân

hàng.

-:- Đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền: lãi suất

hấp dẫn, phần thưởng có giá trị,...

-:- Đa dạng hóa nguồn vốn huy động như huy động gửi vàng, các loại ngoại tệ,...

-:- Kêu gọi khách hàng gửi tiền tiết kiệm thông qua một số kênh như: vận động người thân, bạn bè và các mối quan hệ. Đồng thời sử dụng những thông tin khách

hàng cũ đã từng tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng

- Giải pháp đối phó với tình hình lãi suất tăng cao:

Đối với tình hình lãi suất tăng cao như những tháng cuối năm 2007 sẽ gây không ít khó khăn cho họat động cho vay đặc biệt là khỏan cho vay trung và dài hạn. Bởi vì với mức lãi suất cao trong một thời gian dài sẽ là gánh nặng cho người

Nhằm mục tránh tình trạng trên và tạo điều kiện cho đôi bên cùng có lợi khi sử

dụng vốn thì nên sử dụng lãi suất thị trường. Lãi suất sẽ thay đổi theo lãi suất thị trường khi đó cơ hội cho khách hàng có được lãi suất thấp trong tương lai sẽ cao hơn so với những thời điểm nhạy cảm như những tháng vừa qua. Đây là biện pháp được các ngân hàng sử dụng nhằm đối phó với tình trạng lãi suất tăng cao trong

một khỏan thời gian ngắn. Ưu điểm của giải pháp này là dể dàng, không có sự

phức tạp cũng như phù hợp với đối tượng khách hàng tại khu vực.

5.2.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong họat động tín dụng như sau:

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ hàng tháng, theo dõi tình hình tài sản thế chấp nhằm phát hiện kịp

thời những sai phạm của khách hàng so với hợp đồng tín dụng đã ký kết. Như sử

dụng vốn sai mục đích, việc sản xuất kinh doanh bị trì trệ, trả lãi không đúng hạn

... Từ đó, cán bộ tín dụng kịp thời phát hiện rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời,

tránh tình trạng nợ quá hạn.

- Cán bộ tín dụng cần kiểm tra cẩn thận các yếu tố, không chỉ kiểm tra cho có

lệ, đúng quy định mà phải thăm dò, tham khảo thị trường, môi trường xung quanh

doanh nghiệp sản xuất, tài sản thế chấp.

- Cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả lãi, nợ gốc đúng hạn. Cán bộ tín dụng nên gọi điện thoại nhắc trước khách hàng một thời gian để khách hàng kịp chuẩn bị đủ tiền trả cho ngân hàng. Ngoài ra, kế

ngày nộp tiền nên nhắc nhở khéo khách hàng đến vào giờ đã hẹn. Đây là biện pháp

rất hữu hiệu đối với khách hàng do lu bu nhiều việc nên quên hoặc làm lung lay

đối với khách hàng chây lỳ không chịu trả nợ.

- Lực lượng thanh tra phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có quyền xử

lý kịp thời nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động của chi nhánh có nguy cơ

dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về những quyết định không đúng của mình.

- Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý

CHƯƠNG 6 :

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Tình hình hoạt động của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005- 2007 có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại

một số mặt hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như trong

hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Thông qua việc phân tích hoạt động

tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng giai đọan 2005-2007 ta thấy được một số

nét nổi bậc cũng như là những nét còn hạn chế như sau:

* Những nét nổi bậc chính

- Quá trình quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tốt.

- Tình hình thu nợ có hiệu quả và nợ quá hạn trên tổng dư nợ là rất ít.

- Quy mô trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngày càng mở rộng

biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh số cho vay.

- Thông qua tỷ trọng trong cơ cấu cho vay ta thấy rằng chi nhánh đã đi đúng định hướng mà hội sở đã đề ra là chú trọng phát triển mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

* Những mặt còn hạn chế:

- Tình hình huy động vốn còn yếu, tuy nhiên đã được cải thiện nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay vẫncao hơn tốc độ tăng của tình hình huy động vốn.

- Rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng cao do

yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến.

6.2 KIẾN NGHỊ

Thông qua thời gian thực tập tại ngân hàng em đã có cơ hội tiếp xúc cũng nhưng tìm hiểu được một số hoạt động thực tế. Đồng thời, kết hợp với quá trình phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn em đã nhận ra được một số điểm

cần lưu ý như sau:

- Chi nhánh nên tích cực trong việc triển khai các dịch vụ đi kèm hoạt động tín

Bởi vì trong nền kinh tế thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta khó có thể kiểm soát hết được hoạt động của khách hàng. Chỉ những khách hàng gắn bó

với ngân hàng càng nhiều dịch vụ thì việc kiểm soát tín dụng mới càng chặt chẽ và hiệu qủa hơn đặc biệt là mảng tín dụng trung và dài hạn.

Sacombank cần phát huy hơn nữa các sản phẩm đặc trưng của chi nhánh nên đi sâu khai thác, không ngừng hoàn thiện các sản phẩm riêng so với các NHTM khác để khi nhắc tới sản phẩm dịch vụ ngân hàng khách hàng sẽ nhắc đến

Sacombank nhiều hơn.

Chi nhánh cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề về các

sản phẩm mới của ngân hàng. Khi khách hàng hỏi tới bất kỳ nhân viên nào cũng có

thể giải đáp một cách dễ hiểu cho khách hàng biết, tránh tình trạng khách hàng phải hỏi qua nhiều trung gian.

Chi nhánh đang thực hiện chính sách giao dịch một cửa cho khách hàng đến

giao dịch. Do đó, chi nhánh nên phát huy hơn nữa điểm mạnh này bằng cách thường xuyên củng cố kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên. Từ cung

cách phục vụ lẫn trình độ làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt trong

lòng mỗi khách hàng.

Mặt khác, chi nhánh cần hình thành nên các mối quan hệ thực sự minh

bạch, trong sáng, trung thực, đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng.

Chi nhánh Sacombank Cần Thơ là chi nhánh điển hình, tiêu biểu trong việc

tuân thủ các nguyên tắc về giờ giấc làm việc, tác phong ăn mặc, giao tiếp và việc

thực hiện các quy chế quy định. Đây là thành công bước đầu trong việc chinh phục

khách hàng, tạo dấu ấn đối với khách hàng. Đặc biệt là đối với những khách hàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHTMCP Sacombank chi

nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007.

2. Nguyễn Thị Tâm (2007), “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn

tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang”

3. Nguyễn Thị Kim Cương (2007), “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang”.

4. ThS Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2006). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại

5. web: http://www.cantho.gov.vn (Trích Báo cáo số 107/BC-UBND ngày 14/12/2007)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” doc (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)