Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” doc (Trang 40 - 44)

II. Tổng chi phí

4.5Tình hình nợ quá hạn

Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn

Đvt: triệu

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

ST (%) ST (%)

1. Theo đối tượng: 2.511 5.255 5.955 2.744 109,28 700 13,32

- Doanh nghiệp nhà nước 106 220 233 114 107,55 13 5,91 - DN ngoài quốc doanh: 2.405 5.035 5.722 2.630 109,36 687 13,64 + Cty TNHH 998 1.762 1.774 764 76,59 12 0,66 + Cty cổ phần 239 856 916 616 257,39 60 6,96

+ DNTN 910 1.460 1.602 550 60,44 142 9,73 + Cá thể 160 755 1.030 596 373,02 275 36,37

+ Khác 98 201 401 104 105,89 199 98,88

2. Theo mục đích sử dụng: 2.511 5.255 5.955 2.744 109,28 700 13,32

- Sản xuất kinh doanh 1.127 2.721 3.019 1.594 141,44 298 10,95

- Tiêu dùng 876 1.435 1.743 559 63,81 308 21,46 - Nông nghiệp 508 1.099 1.193 591 116,34 94 8,55

(Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ)

Tình hình nợ quá hạn qua các năm điều tăng, tốc độ tăng năm 2007 chậm

lại so với năm 2006 ở hầu hết các chỉ tiêu. Tổng nợ quá hạn năm 2006 tăng

109,28% năm 2007 tăng 12,32%. Tuy nợ quá hạn qua các năm điều tăng nhưng

vẫn trong tình trạng kiểm soát và không đáng kể, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong

tổng dư nợ của ngân hàng giai đọan 2005-2007 (Theo quy định của chính phủ thì tỷ lệ này không vượt quá 5%). Vì vậy ta thấy rằng tình hình thu nợ của ngân hàng là khá tốt. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng là do sự biến động của tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát tăng tăng cao làm cho chi phí tăng đáng

kể vì vậy một số đối tượng khách hàng hoạt động kém hiệu quả làm cho tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn

Bảng 07: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đvt: %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1. Theo đối tượng: 0,90 1,44 1,41

- Doanh nghiệp nhà nước 0,04 0,06 0,06

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 0,86 1,38 1,36

+ Cty TNHH 0,36 0,48 0,42

+ Cty cổ phần 0,09 0,23 0,22

+ Cá thể 0,06 0,21 0,24

+ Khác 0,04 0,06 0,09

2. Theo mục đích sử dụng: 0,90 1,44 1,41

- Sản xuất kinh doanh 0,40 0,74 0,72

- Tiêu dùng 0,31 0,39 0,41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nông nghiệp 0,18 0,30 0,28

(Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ)

Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng là rất thấp trên tổng dư nợ. Do

mở rộng quy mô lĩnh vực cho vay nên việc tăng nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi

và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng dần năm 2005 0,9%, năm 2006 tăng đạt

1,44% tuy nhiên tỷ lệ này giảm nhẹ vào năm 2007. Qua đó ta thấy rằng ngân hàng quản lý tình hình nợ quá hạn rất tốt nên tỷ lệ này rất nhỏ và không đáng kể. Tuy

nhiên cũng cần phải theo sát vì xu hướng nợ quá hạn sẽ tăng dần theo quy mô cho

vay và tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động phức tạp và rủi ro trong lĩnh

vực cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng. Qua bảng số liệu ta thấy rằng tỷ lệ

nợ quá hạn trên tổng dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao đó là sản xuất kinh

doanh và tiêu dùng vì vậy cần phải theo dõi sát công tác thu nợ đối với những khách hàng có nguy cơ trở thành nợ quá hạn.

4.6 Phân tích tín dụng trung và dài hạn

Việc phân tích tính dụng trung và dài hạn chỉ dựa trên 3 chỉ số là do Chỉ số

(Tổng dư nợ / tổng tài sản) là không có đủ số liệu để phân tích. Còn chỉ số (dư nợ

(ngắn) trung và dài hạn / Tổng dư nợ) đã phân tích ở phần trên nên phần này không tập trung phân tích lại chỉ số đó.

Bảng 08: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động (lần) 0,93 1,17 0,98

Nợ quá hạn / tổng dư nợ (%) 0,90 1,44 1,41

Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,69 0,87 0,92

(Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ)

4.6.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

Chỉ số này phản ánh công tác cho vay trung và dài hạn có sử dụng hết được

nguồn vốn mà chi nhánh huy động được hay không? Chỉ số này quá cao hay thấp đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Năm 2005 tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn chỉ đạtở mức 93%. Đến năm 2006 do tỷ lệ dư nợ tăng cao và nhanh hơn tốc độ tăng của huy động vốn vì vậy mà tỷ lệ này đạt 117% tổng vốn huy động được.Dư nợ trung và dài hạn năm 2006 đã vượt

qua nguồn vốn huy động như vậy nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn tăng rất đáng kể và tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ chưa đủ mạnh mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở. Điều này có nghĩa khả năng huy động

vốn của ngân hàng từ dân cư còn rất thấp.

Đến năm 2007, dư nợ trung và dài hạn giảm xuống còn 98% so với vốn huy động.điều đó cho thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng trong năm 2007 có

hiệu quả cao, đã cải thiện được đáng kể. Một trong những nguyên nhân chính giúp cho tình hình huy động vốn tăng lên là yếu tố lãi suất, lãi suất năm 2007 tăng cao và đạt mức kỷ lục vào những tháng cuối năm 2007. Do chính phủ yêu cầu các NH

tiền ra khỏi lưu thông để làm giảm lạm phát. Qua đó tình hình cho vay năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gặp nhiều khó khăn vào những tháng cuối năm, lượng khách hàng đi vay giảm dần nhưng ngân hàng lại không có tiền để giải ngân cho khách hàng. Đó là một trong

những khó khăn trước mắt mà Sacombank gặp phảitrong năm 2007 vừa qua.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” doc (Trang 40 - 44)