Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài mỡ Sa Pa (Manglietia sapaensis N.H.Xia Q. L Vu) tại vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 27 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.4.1.2.Địa hình, địa mạo

Đặc điểm về địa hình của VQG Hoàng Liên là khá đa dạng và phức tạp, bao gồm chủ yếu là núi cao và trung bình. Trong Vườn Quốc gia có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, cao nhất là đỉnh Phan Si Păng (3.143m) và được coi là nóc nhà của Đông Dương. Địa hình bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ với các khe suối sâu, chạy từ trên đỉnh dông cao và khu vực đỉnh Phan Si Pan đổ xuống và sự chia cắt còn do trong khu vực có xen kẽ một số đỉnh núi cao đơn lẻ, khá hiểm trở có độ cao trên 2.500m.

Do độ chênh cao lớn nên khu vực VQG có độ dốc trung bình 35 ÷ 400

, càng đi về phía trung tâm VQG càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều nơi có độ dốc > 450

rất khó đi lại. Tuy nhiên có sự khác nhau rõ giữa sườn Đông và Tây, sườn Đông trải rộng và thoải hơn sườn Tây. Độ cao tuyệt đối và sự bất đối xứng giữa hai sườn của đỉnh Phan Si Păng đã có tác động sâu sắc đến toàn bộ các điều kiện tự nhiên trong khu vực.

Cụ thể trong khu vực VQG Hoàng Liên có 04 kiểu địa hình chính như sau:

- Kiểu địa hình núi cao (N1): Có diện tích chiếm 52,7% diện tích VQG, phân bố ở độ cao trên 1.700m, địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao với sườn dốc đứng. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên khá tập trung, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho vùng có hệ sinh thái á nhiệt đới núi cao của miền Bắc Việt Nam.

- Kiểu địa hình núi cao trung bình (N2): Có diện tích chiếm 42,5% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao từ 700m – 1.700m và tập trung ở phía Tây của VQG. Kiểu này được hình thành trên đá biến chất, chịu tác dụng xâm

thực mạnh, mức độ chia cắt khá phức tạp, độ dốc trung bình trên 300

.

- Kiểu địa hình vùng núi thấp (N3): Có diện tích chiếm 0,5% tổng diện tích tự nhiên. Được hình thành trên các đá trầm tích và biến chất có nguồn

gốc từ đá mac ma, có độ cao từ 300 m – 700m thuộc trung tâm của xã San Sả Hồ và một số thôn bản của các xã: Lao Chải và xã Tả Van

- Kiểu địa hình thung lũng (T1) và máng trũng (T2): Có diện tích chiếm 4,2% tổng diện tích tự nhiên của VQG, phân bố chủ yếu nằm tiếp giáp với phần ngoài của VQG Hoàng Liên. Đó là những vùng trũng, lòng thung lũng hẹp, độ cao cũng như độ dốc giảm dần theo chiều nước chảy của các sông suối, có nhiều bãi bồi khá bằng phẳng và màu mỡ. Do địa hình khá bằng phẳng, đất đai khá tốt lại gần nguồn nước thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên dân cư tập trung ở đây khá đông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài mỡ Sa Pa (Manglietia sapaensis N.H.Xia Q. L Vu) tại vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 27 - 28)