Đặc điểm phân bố của loài Mỡ sapa theo đai cao, trạng thái rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài mỡ Sa Pa (Manglietia sapaensis N.H.Xia Q. L Vu) tại vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 59 - 61)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.2.Đặc điểm phân bố của loài Mỡ sapa theo đai cao, trạng thái rừng

Trong nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài thì độ cao là một trong những nhân tố quyết định sự phân bố của thực vật thông qua hàng loạt các yếu tố khác như: Lượng bức xạ mặt trời từ đó ảnh hưởng tới nhiệt độ, khả năng quang hợp của thực vật; lượng mưa, độ ẩm không khí; độ dốc, độ dày tầng đất,… và các yếu tố này lại có tác động trực tiếp tới sự phân bố của loài.

12 tuyến cụ thể được đề tài nghiên cứu như sau: tuyến số 1: Núi Xẻ - Phan si păng; tuyến số 2: Bản Cát Cát – Phan si păng; tuyến số 3: Bản Cát Cát – Xã San Sả Hồ; tuyến số 4: Bản Sín Chải – Phan si păng; tuyến số 5: Bản Tả Van Mông – Lao Chải; tuyến số 6: Tả Van – Séo Mí Tỷ; tuyến số 7: Tả Van – Bản Hồ; tuyến số 8: Bãi rác Bản Khoang – Bản Can Hồ A; tuyến số 9: Thác Bạc – Cầu Mười; tuyến số 10: Sín Chải – Trạm Tôn; tuyến số 11: Bản Hồ - Séo Trung Hồ; tuyến số 12: Séo Mí Tỷ - Suối Thầu.

Kết quả điều tra cho thấy, tại VQG Hoàng Liên tỉnh Lào Cai loài Mỡ sa pa có khu phân bố khá hẹp, mọc rải rác trong rừng tự nhiên thường xanh lá rộng thuộc các trạng thái rừng giầu (IIIA3), rừng trung bình (IIIA2), rừng phục hồi (IIb), đất trống cây bụi (Ib) và đất trống cây gỗ (Ic) ở độ cao tuyệt đối từ 2.017 m – 2.581m trên tuyến Núi Xẻ - Phan si păng. Trong VQG Hoàng Liên loài Mỡ sa pa phân bố ở các tiểu khu 267, 272, 274 ngoài ra không bắt gặp ở các tuyến, vị trí khác qua điều tra thuộc VQG Hoàng Liên. Như vậy, về phân bố đề tài đã phát hiện mở rộng thêm của loài so với công bố ban đầu về loài (2199-2275 m). Kết quả điều tra về loài Mỡ sa pa phân theo đai cao tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.4.

Bảng 3.4: Đặc điểm phân bố của loài Mỡ sa pa phân theo đai cao, trạng thái rừng tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Độ cao tuyệt đối (m)

Tiểu

khu Trạng thái rừng

2.017 267 Rừng giầu (IIIA3); Rừng phục hồi (IIb)

2.050 272 Rừng trung bình (IIIA2); Rừng giàu (IIIA3)

2.171 272 Rừng trung bình (IIIA2); Rừng phục hồi (IIb); Đất

trống cây bụi (Ib); Đất trống cây gỗ (Ic)

2.234 272 Rừng phục hồi (IIb); Đất trống cây bụi (Ib); Đất

trống cây gỗ (Ic)

2.300 272 Rừng phục hồi (IIb); Đất trống cây bụi (Ib); Đất

trống cây gỗ (Ic)

2.400 274 Rừng phục hồi (IIb); Đất trống cây bụi (Ib); Đất

trống cây gỗ (Ic)

2.500 274 Rừng phục hồi (IIb); Rừng trúc lùn, Đất trống cây

bụi (Ib); Đất trống cây gỗ (Ic)

2.581 274 Rừng phục hồi (IIb); Rừng trúc, Đất trống cây bụi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài mỡ Sa Pa (Manglietia sapaensis N.H.Xia Q. L Vu) tại vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 59 - 61)