3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.2.1.1. Đặc điểm địa hình nơi có loài Mỡ sapa tự nhiên tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào
tỉnh Lào Cai
3.2.1. Đặc điểm hoàn cảnh rừng nơi có loài Mỡ sa pa phân bố tự nhiên
Hoàn cảnh rừng là một khái niệm rất rộng trong nghiên cứu sinh thái rừng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ xác định một số nhân tố hoàn cảnh chủ yếu có tác động mạnh tới sự phân bố của loài như: đai cao, trạng thái rừng, nhiệt độ, lượng mưa, đất đai,… từ đó góp phần cung cấp những thông tin cần thiết góp phần bảo tồn loài cây có giá trị này.
3.2.1.1. Đặc điểm địa hình nơi có loài Mỡ sa pa tự nhiên tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai Liên, tỉnh Lào Cai
Đặc điểm về địa hình của VQG Hoàng Liên khá đa dạng và phức tạp, bao gồm chủ yếu là núi cao và trung bình. Trong VQG có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, cao nhất là đỉnh Phan Si Păng (3.143m) và được coi là nóc nhà của Đông Dương. Địa hình bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ với các khe suối sâu, chạy từ trên đỉnh dông cao và khu vực đỉnh Phan Si Păng đổ xuống và sự chia cắt còn do trong khu vực có xen kẽ một số đỉnh núi cao đơn lẻ, khá hiểm trở có độ cao trên 2.500m.
Do độ chênh cao lớn nên khu vực VQG có độ dốc trung bình 35 ÷ 400
, càng đi về phía trung tâm VQG càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều nơi có độ dốc > 450
Tây, sườn Đông trải rộng và thoải hơn sườn Tây. Độ cao tuyệt đối và sự bất đối xứng giữa hai sườn của đỉnh Granít Phan Si Păng đã có tác động sâu sắc đến toàn bộ các điều kiện tự nhiên trong khu vực.
Cụ thể, địa hình nơi có loài Mỡ sa pa phân bố thuộc Kiểu địa hình núi
cao (N1): Phân bố ở độ cao trên 1.700m (chiếm tới 52,7% diện tích VQG), địa
hình bị chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao với sườn dốc đứng (tuyến Núi Xẻ - Phan si păng). Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên khá tập trung, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho vùng có hệ sinh thái á nhiệt đới núi cao của miền Bắc Việt Nam.